Tăng đề kháng cho bé: Tất tần tật những điều mẹ cần biết

0
646

Sức đề kháng kém khiến cơ thể trẻ dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy làm thế nào để tăng đề kháng cho bé giúp con khỏe mạnh, thoải mái vui chơi, học hành? Bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về sức đề kháng của trẻ, hãy tham khảo ngay nhé.

1. Hiểu rõ về sự phát triển hệ miễn dịch của bé

Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh được ví như “hàng rào vững chắc” bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh bên ngoài (ví dụ như vi khuẩn, virus, nấm, độc tố,…). Dựa trên cơ chế hình thành, hệ miễn dịch của trẻ được chia làm 2 loại:

  • Miễn dịch thụ động/bẩm sinh: Miễn dịch này có sẵn khi trẻ mới sinh, không phải do cơ thể bé tạo ra mà được truyền từ bên ngoài. Cụ thể là được truyền từ cơ thể mẹ qua nhau thai trong những tháng cuối của thai kỳ và qua sữa mẹ trong khoảng 6 tháng đầu đời.
  • Miễn dịch chủ động/đáp ứng: Miễn dịch chủ động được hình thành khi cơ thể trẻ tiếp xúc với các kháng nguyên gây bệnh. Các kháng thể được tạo ra giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh, giảm biến chứng nếu gặp lại các tác nhân đó trong lần tiếp theo. Việc tiêm phòng vaccine cũng là một biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho trẻ mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

Miễn dịch thụ động bắt đầu giảm mạnh sau 6 tháng tuổi trong khi hệ miễn dịch chủ động đến 3-4 tuổi mới hoàn thiện. Đó là lý do giải thích tại sao từ 6 tháng đến 3 tuổi (giai đoạn khoảng trống miễn dịch) trẻ rất hay ốm vặt.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ đề kháng kém

Những trẻ có sức đề kháng kém thường có những triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Hay ốm vặt: Trẻ đề kháng kém rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Tiêu biểu như mỗi khi thay đổi thời tiết thì y như rằng trẻ sẽ bị ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phổi. Hoặc khi đi nhà trẻ, bé thường ốm sốt liên tục và dễ lây bệnh từ các bé khác.
  • Thường xuyên bị mất nước: Trẻ hay bị mất nước cũng là biểu hiện cho thấy sức đề kháng suy giảm. Lúc này, trẻ sẽ có các triệu chứng như da khô, niêm mạc nhợt nhạt, tiểu ít, khóc không có nước mắt,…
  • Biếng ăn, chậm tăng cân: Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân thường có sức đề kháng yếu bởi vì cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. 
  • Tiêu hóa kém: Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống cũng là dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng kém. Bởi vì, tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến cơ thể trẻ không hấp thu được dinh dưỡng, trở nên yếu ớt, không thể chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
  • Vết thương lâu lành: Một triệu chứng khác cho thấy hệ miễn dịch của trẻ kém phát triển đó là ngay cả những vết thương nhỏ cũng mất nhiều thời gian để lành. Bởi vì, hệ miễn dịch giữ vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương.
  • Trẻ yếu ớt, thiếu năng lượng: Những trẻ đề kháng kém thường có biểu hiện mệt mỏi, bơ phờ, không hào hứng với mọi thứ xung quanh, không thoải mái vui chơi, khám phá như các bé khác,…

3. Tại sao cần chú trọng tăng sức đề kháng cho bé

Sức đề kháng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Sức đề kháng suy yếu làm trẻ ốm đau bệnh tật liên miên dẫn đến biếng ăn, kém hấp thu, từ đó khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng lại dẫn đến giảm sức đề kháng rồi cứ thế tiếp tục chuyển biến theo vòng tròn.

vong-luan-quan

Vòng luẩn quẩn bệnh lý này kéo dài chính là nguyên nhân “ngáng đường” khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp tăng đề kháng cho trẻ là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. 

4. 10 Bí kíp tăng đề kháng cho bé đơn giản, hiệu quả nhất

Lần đầu làm mẹ chắc hẳn rất nhiều người băn khoăn không biết làm thế nào để tăng đề kháng cho bé. Bài viết này sẽ gợi ý cho mẹ 10 bí kíp đơn giản nhưng lại giúp tăng sức đề kháng cho trẻ rất hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

4.1. Cho con uống sữa tăng đề kháng

Bổ sung loại sữa phù hợp là một trong những biện pháp dễ áp dụng giúp trẻ tăng đề kháng hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có vô vàn loại sữa nhưng để chọn sữa tăng đề kháng tốt nhất cho trẻ thì mẹ cần dựa trên các tiêu chí sau:

  • Sữa chứa các thành phần tăng đề kháng như Lactoferrin, Vitamin C,D,E,B, Sắt, Kẽm,…
  • Sữa rõ nguồn gốc xuất xứ, mẹ nên chọn sữa của các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài hoặc trong nước.
  • Sữa chứa thành phần dinh dưỡng cân bằng, cung cấp đủ các nhóm chất cơ bản và phù hợp với độ tuổi của con.
  • Sữa có mùi vị khiến bé yêu thích, với bé dưới 3 tuổi mẹ nên chọn sữa vị thanh nhạt gần giống sữa mẹ, trên 3 tuổi thì có thể chọn hương dâu hoặc vani,…

Sữa Morinaga của Nhật Bản là một trong những dòng sữa tăng đề kháng cho bé hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo.

Trong hơn 12 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Morinaga được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng lựa chọn để tăng đề kháng cho bé vì đáp ứng đủ các tiêu chí trên và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Morinaga loại sữa đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu bổ sung thêm Lactoferrin – Dưỡng chất “vàng” tăng cường đề kháng cho trẻ.
  • Bên cạnh Lactoferrin, sữa Morinaga còn chứa rất nhiều thành phần tăng cường miễn dịch khác (Sắt, Kẽm, vitamin C,…) và cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Morinaga nằm trong top đầu các loại sữa tăng cường tiêu hóa cho trẻ. Bởi vì, loại sữa này được bổ sung thêm vitamin nhóm B, tiền lợi khuẩn Bifidus giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa khỏe. Đặc biệt, Morinaga bổ sung trực tiếp hơn 2.8 tỷ lợi khuẩn BB536 giúp cải thiện môi trường đường ruột, tăng cường tiêu hóa hấp thu, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy,…
  • Sữa Morinaga có 3 loại phù hợp với mọi độ tuổi của bé, đó là sữa Morinaga Hagukumi 1 (<6 tháng), sữa Morinaga Chilmil (6-36 tháng), sữa Morinaga Kodomil (trên 3 tuổi).
  • Sữa Morinaga là loại sữa uy tín hàng đầu tại Nhật, được sản xuất bởi một tập đoàn lớn chuyên sản xuất kinh doanh sữa và các sản phẩm về sữa – Morinaga Milk Industry Co., Ltd.
  • Sữa Morinaga có mùi vị thơm ngon, dễ uống phù hợp với khẩu vị bé theo độ tuổi.
sua-morinaga-noi-dia-nhat-mau-moi.jpg
Các sản phẩm sữa Morinaga chính hãng được bán tại KidsPlaza

Hiện nay, tại KidsPlaza đã các sản phẩm sữa Morinaga cho bé từng độ tuổi. Ba mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi mua các sản phẩm sữa Morinaga tại KidsPlaza. KidsPlaza luôn là địa chỉ mua hàng chính hãng được nhiều ba mẹ tin tưởng.

4.2. Bổ sung vitamin tăng cường miễn dịch cho trẻ

Mẹ có thể tham khảo bổ sung các vitamin tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng.

Một số vitamin mẹ cần ưu tiên bổ sung khi trẻ đề kháng kém đó là vitamin C, D, E. Các loại vitamin này giúp kích thích sản sinh và tăng cường chức năng của các tế bào trong hệ thống miễn dịch, từ đó giúp cơ thể trẻ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus,…

Tuy nhiên, trước khi bổ sung các vitamin này mẹ cần cho bé đi khám dinh dưỡng để đảm bảo bổ sung đúng liều lượng và đúng loại vitamin mà cơ thể con đang thiếu hụt.

4.3. Dùng thực phẩm chức năng tăng đề kháng cho bé

Mẹ có thể cho bé uống một số loại thực phẩm chức năng tăng đề kháng thay vì sử dụng vitamin. Bởi vì, các loại thực phẩm chức năng này cũng chứa vitamin, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho miễn dịch của trẻ như:

  • ZinC Gluconate
  • Beta-glucan-(1,3/1,6)-D-Glucan
  • Selenium
  • Chiết xuất thảo dược,…

Tuy nhiên, việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng tăng đề kháng cho bé cũng cần xem xét kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

4.4. Bổ sung đủ nước

Để có sức đề kháng khỏe mạnh, cơ thể bé cũng cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết theo độ tuổi. Nước giúp đưa tế bào bạch cầu đi khắp cơ thể tiêu diệt mầm bệnh, giúp tăng cường trao đổi chất và đào thải độc tố ra ngoài.

4.5. Ưu tiên giấc ngủ

Một giấc ngủ ngon và sâu cũng mang đến lợi ích tuyệt vời cho hệ miễn dịch của trẻ. Thực tế cho thấy, khi trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ ít khi cáu kỉnh và có sức đề kháng tốt hơn. Chính vì vậy, muốn con khỏe mạnh, phát triển toàn diện thì mẹ đừng quên tạo điều kiện tốt nhất để con ngủ đủ giấc, ngủ thoải mái mỗi ngày nhé.

4.6. Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng

Với trẻ có sức đề kháng yếu, mẹ càng phải chú ý hơn đến chế độ ăn uống. Thực đơn hàng ngày của bé cần đảm bảo đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu sau:

  • Protein
  • Chất bột đường
  • Chất béo
  • Vitamin & Khoáng chất

Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn và bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu Kẽm, Vitamin C, Omega 3, Beta-caroten, lợi khuẩn,…để tăng cường đề kháng cho bé.

4.7. Khuyến khích bé vận động

Để giúp trẻ tăng cường đề kháng, mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để cùng con vận động thể chất, vui chơi. Bởi vì, hoạt động này giúp tăng cường tuần hoàn máu và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, vận động đều đặn cũng giúp tăng cường trao đổi chất khiến trẻ có cảm giác đói, ăn nhiều hơn, đề kháng tốt hơn.

4.8. Luôn giữ môi trường quanh bé xanh sạch

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ giúp loại bỏ bớt các tác nhân gây bệnh cho trẻ như vi rút, vi khuẩn và nấm,…Chính vì vậy, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau để bé khỏe mạnh, ít ốm vặt hơn nhé:

  • Quét dọn nhà cửa sạch sẽ, làm sạch đồ chơi, đảm bảo phòng bé thông thoáng
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá khi ở cạnh bé
  • Tắm rửa, vệ sinh cho bé thường xuyên
  • Rèn luyện cho bé các thói quen tốt như đánh răng 2 lần/ngày, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…

4.9. Hạn chế kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh không chỉ làm tăng khả năng vi khuẩn có hại kháng thuốc mà còn vô tình tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa dẫn đến suy giảm đề kháng. Chính vì vậy, mẹ không được tự ý sử dụng kháng sinh khi bé ốm mà cần đưa bé đi khám và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của người có chuyên môn.

4.10. Đừng bỏ qua việc tiêm phòng

Như đã nói ở trên, việc tiêm phòng vaccine là một biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường miễn dịch chủ động cho bé. Hiện nay, tiêm phòng vaccine giúp bảo vệ bé chống lại rất nhiều bệnh tật nguy hiểm như viêm gan, tiêu chảy, thủy đậu, sởi, viêm não Nhật Bản,…Chính vì vậy, mẹ nên chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cơ bản cho bé ngay từ khi chào đời.

Mẹ có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách thực hiện 10 biện pháp tăng cường đề kháng cho trẻ vừa nêu trên tại đây

5. Cần lưu ý gì khi tăng đề kháng cho bé?

Khi áp dụng các biện pháp tăng đề kháng cho bé, để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả tốt nhất, mẹ cần lưu ý:

  • Dùng đúng hướng dẫn: Sử dụng bất kỳ sản phẩm hay biện pháp nào cho bé, mẹ đều phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của chuyên gia hoặc nhà sản xuất.
  • Đưa trẻ đi khám kịp thời: Khi thấy trẻ có biểu hiện suy giảm đề kháng, tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Bởi vì, nhiều trường hợp bé bị suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh lý nghiêm trọng (đái tháo đường, suy dinh dưỡng, bệnh bạch cầu, viêm gan virus,…). Lúc này, trẻ cần can thiệp điều trị kịp thời chứ không thể khắc phục bằng các mẹo thông thường.
  • Thận trọng khi dùng thuốc tăng đề kháng: Bản chất các “thuốc” tăng đề kháng cho bé mà các mẹ hay truyền tai nhau sử dụng đa phần là thực phẩm chức năng. Còn thuốc tăng đề kháng cho trẻ thực sự thì thường dùng trong trường hợp bé bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc do mắc bệnh. Dù là thuốc hay thực phẩm chức năng, mẹ đều cần thận trọng khi sử dụng, tránh lạm dụng gây hại cho sức khỏe trẻ.

Trên đây là tất cả thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề tăng sức đề kháng cho bé mẹ cần nắm được. Hy vọng những kiến thức hữu ích này có thể hỗ trợ mẹ chăm sóc bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn.