Tuyệt chiêu đơn giản giúp bé tăng cân vèo vèo khi bú sữa mẹ

0
42124

Sữa mẹ là một nguồn thức ăn chính cung cấp dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Tuy vậy, vẫn có nhiều trẻ bú sữa mẹ nhưng lại không tăng cân, thấp còi . Vậy thì tham khảo ngay những tuyệt chiêu dưới đây mẹ nhé.

Với nhiều mẹ khái niệm về sữa đầu và sữa cuối vẫn còn khá mơ hồ, chưa hiểu rõ về công dụng của từng loại và dẫn đến tình trạng bé chậm tăng cân, còi cọc khiến mẹ lo lắng và dẫn đến là cho trẻ ăn dặm sớm hay bổ sung thêm sữa công thức.Chính vì thế mà việc nắm rõ về khái niệm “ sữa mẹ ” là điều vô cùng quan trọng với các mẹ.

1. Sữa đầu, sữa cuối là gì ?

Trong bầu sữa mẹ thì phần đầu chỉ giống như một món tráng miệng, nhiều nước giải khát, vitamin làm cho trẻ có cảm giác ngon miệng – đây cũng chính là lý do tại sao trong vòng 6 tháng đầu trẻ chỉ bú mẹ mà không cần phải uống nước.

Phần sau mới được coi là bữa ăn chính cần thiết nhất của bé . Bởi phần sau chứa rất nhiều dinh dưỡng, năng lượng và chất béo giúp bé no bụng và nạp đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.Chính vì thế mà muốn cho trẻ tăng cân, không thiếu chất mẹ cần cho trẻ bú hết phần sữa cuối của bầu ngực mỗi lần ăn. Tránh trường hợp cho trẻ bú chưa hết bầu ngực đã chuyển sang bên khác hoặc nếu mẹ nhiều sữa bé không bú hết thì mẹ cần hút sữa ra và cất trữ để lần sau cho trẻ bú tiếp.

2. Vì sao trẻ được bú sữa mẹ mà vẫn chậm tăng cân?

Trẻ giai đoạn 2-3 tháng tuổi thường không được bú phần sữa cuối  dẫn đến chậm tăng cân và gây lo lắng cho các mẹ. Và một trong số những nguyên nhân đó là :

Trẻ từ 2 – 3 tháng thường rất hay hóng chuyện . Một số trẻ lanh lợi và tò mò với tiếng động hoặc mọi câu chuyện diễn ra bên mình. Do đó trẻ ham chơi hơn ham ăn nên khi bú hết sữa đầu, chưa được bao nhiêu bé đã bỏ cữ hoặc chuyển bên. Vì vậy bé ít khi được bú sữa cuối dẫn đến chậm tăng cân vì không được nạp phần chất béo dinh dưỡng từ sữa cuối của mẹ.

Một số mẹ sợ mất cân đối ngực nên ít khi cho con bú một bên liên tục. Hầu hết các cữ bú đều được mẹ cho bé bú đều 2 bên dẫn đến tình trạng bé bú nhiều sữa đầu hai bên nên bé no do vậy bé không bú được sữa cuối ,vì vậy bé chậm tăng cân và mẹ hiểu lầm là sữa không đủ chất cần phải bổ sung ngay thêm sữa công thức cho con.

Do ngực mẹ to quá, lượng sữa đầu về quá nhiều nên mẹ cảm thấy bé bú hết 1 cữ no nê rồi dù bên ngực cũng chưa cạn. Vì vậy, bé cũng chỉ được bú sữa đầu mà không được bú sữa cuối. Đây chính là lý do vì sao nhiều mẹ rất nhiều sữa nhưng con vẫn còi cọc và mẹ cho rằng sữa của mình nóng, không đủ dinh dưỡng cho con.

Tham khảo thêm các sản phẩm sữa giúp bé tăng cân tốt

3. Tuyệt chiêu giúp trẻ bú được hết phần sữa cuối

  • Thứ nhất : Mẹ cần cho trẻ bú đúng cách, đúng tư thế
  • Thứ hai : Trường hợp với các bé hiếu động khi bú không chịu bú hết bầu ngực thì trong khi cho bé bú mẹ cần giữ im lặng để bé có thể tập trung.Nên lựa chọn một không gian yên tĩnh, không có người nói chuyện gây tiếng ồn để tránh gây sự chú ý của bé. Cố gắng cho bé bú một bên càng lâu càng tốt.
  • Thứ ba:  Đối với trường hợp mẹ sợ ngực lệch và không dám cho bé bú lâu một bên. Mẹ yên tâm, mỗi cữ bú của bé trọn một bên thường kéo dài từ 15 – 20 phút và cho đến khi mẹ cảm thấy sữa đã cạn. Nếu bé chưa đủ no mẹ lại cho ti tiếp bên kia. Mẹ cứ cho bú đều như vậy thì bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngực của mẹ. Ngoài ra, nếu cữ bú trước bé bú bên ngực trái thì sang cữ bú sau mẹ cho bé bú bên ngực phải. Thay đổi luân phiên từng bên ở mỗi cữ bú sẽ giúp ngực mẹ cân đối.

  • Thứ tư : Trường hợp mẹ quá nhiều sữa thì mẹ nên vắt bớt trước khi cho bé bú. Mẹ có thể vắt sữa đầu vào bình và cất trữ đông lạnh. Sau 6 tháng mẹ dùng sữa đầu cấp đông pha bột và cho bé ăn dặm rất tốt.

Trong giai đoạn cho trẻ bú thì một chiếc máy hút sữa sẽ rất tiện lợi và mang lại cho mẹ nhiều hiệu quat tối ưu. Hút sữa thường xuyên là biện pháp giúp các mẹ hạn chế được tối đa các trường hợp viêm, tắc tia sữa. Với các mẹ không có sữa thì việc hút sữa thường xuyên cũng giúp gọi sữa về rất tốt, mẹ hãy cố gắng kiên trì hút và cho bé bú sữa mẹ thường xuyên. Khi trẻ không bú hết thì mẹ nên hút sữa ra và cất trữ, bảo quản để lần sau cho bé bú.

Chúc các mẹ sẽ luôn chăm sóc bé yêu thật tốt nhé !