Tuyệt chiêu giúp mẹ chăm bé mau khỏi bệnh khi tiết trời sang thu

0
4982

Thời tiết chuyển dần từ hè sang thu và chuẩn bị vào đông khiến trẻ nhỏ không kịp thích nghi với thời tiết gây ra cảm cúm, sốt phát ban, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,… Chính vì vậy vào mùa này trẻ rất dễ mắc bệnh cho nên để bảo vệ và chăm sóc trẻ ốm các mẹ hãy tham khảo các bí quyết dưới đây để giúp con khỏe và xua tan đi lo lắng.

1. Cảm cúm

Tuyệt chiêu giúp mẹ chăm bé mau khỏi bệnh khi tiết trời sang thu

Vào những ngày thời tiết sang thu, hầu hết các bé có hệ miễn dịch yếu đều có thể dễ dàng bị sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi trầm trọng. Thậm chí, bé có thể bị đau họng và ho, hắt hơi, quấy khóc do mệt mỏi, khó chịu toàn thân. Đây chính là dấu hiệu bé bị bệnh cảm cúm ghé thăm.

Cách chăm sóc:

Khi con bị cảm cúm, mẹ cần áp dụng chế độ chăm sóc trẻ khi giao mùa đúng cách như:

  • Đưa con đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể và hướng dẫn dùng thuốc đúng cách nếu cần thiết.
  • Khi bị ốm, ngạt mũi, sổ mũi và ho, bé cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy cho bé gối cao đầu để nước mũi lưu thông đúng hướng và thoải mái hơn khi ho để giấc ngủ của bé tốt hơn.
  •  Cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây giúp các dịch nhầy dễ tiêu tan hơn. Bạn có thể tăng cường dinh dưỡng và vitamin C để giúp bé tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể.
  • Mẹ nên đặt trong phòng của bé một máy tạo độ ẩm bằng công nghệ siêu ẩm Fatzbaby để điều khiển được lượng hơi ẩm thoát ra và có chế độ tự động tắt khi lượng ẩm đã phù hợp.
  • Máy tạo độ ẩm này sẽ giúp điều hòa môi trường khí hậu quá khô hanh của mùa thu. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả và chống lại các bệnh về đường hô hấp, các triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp cho bé. Ngoài ra, chúng giúp các bé có giấc ngủ thoải mái hơn mỗi khi cảm cúm, sổ mũi, ngạt mũi và ho nhiều.
  • Luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
  • Nếu bé từ trên 6 tháng tuổi trở đi, mẹ nên cho bé đi tiêm phòng cúm mỗi năm 1 lần để phòng bệnh.

2. Sốt phát ban

Sốt phát ban cũng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào những ngày giao mùa. Khi bị phát ban, trẻ sẽ có những thay đổi về trạng thái tinh thần, rõ ràng nhất là biểu hiện quấy khóc.

Tuyệt chiêu giúp mẹ chăm bé mau khỏi bệnh khi tiết trời sang thu

Sau đó bé sẽ bị sốt, sổ mũi, ho, viêm kết mạc, viêm vòm họng, nhiều bé còn bị thêm tiêu chảy. Đặc biệt, chỉ sau vài ngày, cơ thể bé sẽ xuất hiện những chấm đỏ toàn thân.

Cách chăm sóc:

  •  Điều trị phát ban tại nhà, mẹ phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện dùng thuốc và thay đổi đơn thuốc.
  • Luôn vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ hàng ngày. Bởi không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên để trẻ bị lạnh.
  •  Nên cho bé ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa và ưu tiên những thức ăn dễ tiêu hóa.
  •  Áp dụng những cách giảm sốt, đau họng tự nhiên cho bé, cho bé uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như quất chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong…
  •  Ngoài ra, cách phòng ngừa tốt nhất là mẹ nên cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Rubella được chích chung với quai bị và sởi bằng vắc-xin 3 trong 1 khi trẻ được 12 tháng – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi – 6 tuổi.

3. Viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ cũng là một bệnh mùa thu thường gặp, dễ điều trị tuy nhiên lại hay tái phát.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, bệnh viêm đường hô hấp trên không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản.

Tuyệt chiêu giúp mẹ chăm bé mau khỏi bệnh khi tiết trời sang thu

Mặc dù khi bị bệnh, trẻ có thể xuất hiện cùng lúc nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng chúng đều có một số biểu hiện chung rất dễ nhận thấy như: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp

Cách chăm sóc:

  •  Giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến chỗ đông người, đeo khẩu trang cho bé để tránh tiếp xúc với virut gây bệnh có trong không khí.
  • Bổ sung dưỡng chất đầy đủ để bé tăng sức đề kháng chống lại mỏi mệt.
  • Khi con bị viêm đường hô hấp trên đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần. Mẹ chỉ cần phát hiện sớm các biểu hiện bất thường hoặc các dấu hiệu bệnh nặng lên để đưa bé đi khám bệnh kịp thời.
  • Nếu bé có biểu hiện sốt cao hoặc khó thở, quấy khóc nhiều thì mẹ nhất thiết phải đưa bé đi khám bệnh, không nên tự ý đi mua kháng sinh về cho bé uống. Nếu phải uống thuốc thì mẹ nên cho bé uống dứt điểm, đủ liều, đủ thuốc theo toa hoặc của bác sĩ, không nên uống 1-2 viên kháng sinh rồi thấy tạm ổn là thôi.
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng.

4. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể quanh năm nhưng thường xuyên hay gặp vào những ngày cuối hè, đầu thu.

Khi bị sốt xuất huyết, con bị sốt cao đột ngột từ 39 – 41 độ C. Sốt cao liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Đặc biệt, con có biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết dưới da, mảng xuất huyết, bầm chỗ chích, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, ói ra máu, tiêu ra máu. Ngoài ra, bé có thể bị đau bụng kèm ói mửa.

Tuyệt chiêu giúp mẹ chăm bé mau khỏi bệnh khi tiết trời sang thu

Khi dứt sốt, trẻ vẫn mệt, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch cổ tay nhanh, nhẹ và huyết áp kẹp hoặc tụt huyết áp. Cho nên các mẹ cần kiểm tra thường xuyên dùng kẹp nhiệt độ để đô nhiệt độ cho bé giúp cho các mẹ biết được tình trạng của con.

Cách chăm sóc:

  • Khi trẻ bị sốt cao từ 2 ngày trở lên, mẹ phải nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết và nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi bệnh. Các bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn mẹ cách theo dõi, chăm sóc cho bé.
  • Mẹ có thể chăm sóc con tại nhà bằng cách cho con dùng thuốc hạ sốt đúng liều. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, co giật.
  •  Chú ý cho con uống nhiều nước như nước lọc, nước cam, chanh, nước oresol.
  •  Cho ăn thức ăn lỏng, nhẹ, chia làm nhiều bữa trong ngày và cho con nằm nghỉ ngơi.
  • Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ.
  •  Cho đến nay, bệnh nàyvẫn chưa có thuốc chủng ngừa hiệu quả. Vì thế, mẹ nên vệ sinh nhà cửa, dẹp bỏ các nơi đọng nước để không cho muỗi nơi trú ngụ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

5. Viêm phế quản

Không khí khô hanh vào mùa thu thường làm cho trẻ nhỏ rất dễ bị ho, cúm, sốt… và nặng hơn có thể là viêm phế quản như viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen.

Tuyệt chiêu giúp mẹ chăm bé mau khỏi bệnh khi tiết trời sang thu

Khi bị viêm phế quản, con thường bị ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Bé sẽ ho ngày một nhiều và bị thở khó, thở rít.

Cách chăm sóc:

  • Nếu con vẫn đang bú mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cố duy trì cho con bú. Nếu trẻ không tự bú thì các mẹ có thể dùng máy hút sữa để giúp vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa.
  •  Bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống orezol).
  • Không nên chườm ấm hay chườm lạnh, tránh làm tăng nhu cầu ôxy.
  •  Bảo đảm chế độ dinh dưỡng: các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn bình thường cho con (bú mẹ, ăn sữa bằng thìa cốc nếu trẻ không bú được, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm…).
  •  Trong khi trẻ bị viêm phế quản phổi, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.
  • Để giúp bé dễ thở và bú tốt hơn thì cần làm thông thoáng mũi cho bé, có thể bằng cách rửa mũi bằng nước muối Nacl 0,9%.
  • Khi bé có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái, có biến chứng cần cho bé nhập viện để điều trị.
  • Để ngừa sự tái phát bệnh, biện pháp tốt nhất là không để con tiếp xúc với nguồn bệnh kkhi tiếp xúc với môi trường đông người hoặc môi trường không khí quá kín gió.

6. Tiêu chảy

Hẳn nhiều mẹ đều biết, virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu đông.

Tuyệt chiêu giúp mẹ chăm bé mau khỏi bệnh khi tiết trời sang thu

Khi bị tiêu chảy, bé sẽ có biểu hiện nôn và sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài kéo dài. Bên cạnh đó, con có thể kèm ho, sốt khiến nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng.

Cách chăm sóc:

  • Do bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, mẹ phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.
  • Để bé không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau), cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ.

 Nêu lưu ý để phòng tiêu chảy cho bé như:

Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường. Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi. Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi…

Hy vọng với một vài thông tin hữu ích trên các mẹ có thể chăm bé tốt hơn giúp cho bé mau hồi phục để có được một sức khỏe tốt nhất.