Ưu nhược điểm các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay

0
9872

Bé đến tuổi ăn dặm, ba mẹ nào cũng “sốt vó” đi tìm hiểu các phương pháp ăn dặm không biết nên áp dụng phương pháp nào cho con, như thế nào thì phù hợp nhất với bé. Làm bậc cha mẹ thật đau đầu đúng không ạ? Để ba mẹ có thêm kiến thức và những ưu nhược điểm về các phương pháp ăn dặm, hãy cùng Kids Plaza tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Các phương pháp ăn dặm cho bé nào phổ biến?

Hiện tại có một số phương pháp ăn dặm chủ yếu mà hẳn mẹ nào có con đều băn khoăn nên cho con áp dụng kiểu gì:

  • Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống (ADTT)
  • Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (ADKN)
  • Phương pháp ăn dặm BLW (bé tự chỉ huy – BLW)

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, vì thế mẹ cần tìm hiểu kĩ và chú ý tới sự phát triển của con mình để điều chỉnh áp dụng sao cho phù hợp nhất với thể trạng của con. Chi tiết các phương pháp ăn dặm như sau:

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Đây là phương pháp khá quen thuộc với các mẹ Việt, từ ông bà truyền lại. Các bé sẽ được ăn bột với sự kết hợp từ thịt, rau củ, cá nhuyễn trộn lẫn từ lúc bắt đầu ăn dặm. Khi bé lớn hơn và bắt đầu mọc răng thì chuyển sang cháo với thực phẩm xay nát

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống

Nấu bột theo ước lượng nên thường bé sẽ bị dư thừa hoặc thiếu chất trong giai đoạn đầu tập ăn (như nước xương ninh, thịt cua, cá ngay từ khi bé tập ăn giai đoạn 5-6 tháng). Không phân biệt những loại thức ăn và độ thô chế biến thức ăn cho từng giai đoạn. Khi ăn bế bé ép ăn, xem ipad, làm trò hoặc đi rong.

Ưu điểm:

  • Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu tập ăn, bé có thể tăng cân tốt khi mới tập ăn.
  • Hệ tiêu hóa được bảo vệ bởi thức ăn được xay nhuyễn hoàn toàn
  • Và đặc biệt gần như dễ được sự chấp nhận và ủng hộ của gia đình (nhất là các bà).

Nhược điểm:

  • Quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé.
  • Ăn hoàn toàn thức ăn xay nhuyễn làm ảnh hưởng tới khả năng ăn thô, khả năng nhai và nuốt kém hơn
  • Là thực phẩm trộn lẫn nên bé không có thời gian làm quen với từng vị thức ăn cũng từ đó bố mẹ không phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Bé ăn với số lượng nhiều và quá nhiều chất đạm sẽ không hấp thụ hết và dễ bị đi ngoài hoặc táo bón.
  • Không chủ động và tạo thú vui trong ăn uống, khi bị ép ăn nhiều bé sau đó 1 thời gian sợ ăn dẫn đến biếng ăn.
  • Thói quen ăn uống không tốt: vừa ăn vừa rong, xem ipad, vừa ăn vừa chơi, xem tivi….

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

Với phương pháp này, bé được ăn dặm với cháo lọc qua rây loãng và hoàn toàn không sử dụng bột xay nhuyễn. Độ thô của thức ăn được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Ăn với số lượng vừa phải.Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

Khi ăn đặt bé ngồi ghế không bế rong nhưng mẹ vẫn phải bón cho bé ít nhất đến 12 tháng trở đi.

Ưu điểm:

  • Bé có khả năng ăn thô tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé sớm hơn.
  • Ưu điểm tuyệt vời của ăn dặm kiểu Nhật là: Bé có thời gian làm quen với từng vị thức ăn cũng từ đó bố mẹ không phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Các món ăn của con đa dạng, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.
  • Tốt cho thận của bé
  • Khẩu phần và loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.
  • Mẹ có thể chế biến thức ăn và trữ đông mà vẫn đảm bảo được mùi vị và chất lượng thức ăn, giúp mẹ tiết kiệm thời gian và chủ động hơn trong ăn uống.

Nhược điểm:

  • Mất thời gian và công sức hơn để dạy bé ngồi ngay ngắn và tập cầm thìa
  • Mẹ tốn thời gian chế biến riêng từng loại thức ăn. Nhàn hơn cho mẹ về khoản trữ đông nhưng thức ăn không thể thơm ngon như thực phẩm tươi được
  • Con ăn số lượng không nhiều như ăn truyền thống và cũng có thể ko tăng cân mạnh như phương pháp truyền thống ở giai đoạn đầu.
  • Không phải gia đình, ông bà nào cũng ủng hộ các mẹ chăm con theo phương pháp này.

=>> Tham khảo các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật cho bé TẠI ĐÂY.

Phương pháp ăn dặm BLW (Ăn dặm tự chỉ huy – Baby led weaning)

Là kiểu ăn dặm đột phá nhất trong 3 kiểu ăn dặm, bé sẽ được học ăn thô như người lớn ngay từ lần ăn dặm đầu tiên. Đây là phương pháp được các mẹ Tây rất thích vì bé cực kì tự tập và tự quyết trong việc ăn uống, bé thích ăn gì, thích ăn bao nhiêu là do bé quyết định. Bởi thời gian này, nguồn dinh dưỡng chính cho bé vẫn là sữa nên việc tập ăn dặm chỉ là mẹ cho bé làm quen với các loại thức ăn, cho bé tập nhai, nuốt chứ không chú trọng quá tới việc bé ăn được bao nhiêu.

Phương pháp ăn dặm BLW (Ăn dặm tự chỉ huy - Baby led weaning)

Thức ăn được cắt, thái vừa miếng bé dùng tay để cầm hoặc tự đút vào miệng với số lượng tùy bé, đưa 1 vài thứ cho bé chọn thích ăn cái gì thì ăn. Nghĩa là bé tự chỉ huy, tự quyết định mình sẽ ăn gì. Độ mềm cũng không quy định quá như ăn dặm kiểu Nhật

Bé tự ngồi ăn, tự điều chỉnh, cầm đưa đồ ăn vào miệng nên tính tự lập trong ăn uống rất cao.

Ưu điểm:

  • Bé sẽ khám phá mùi vị, màu sắc và kết cấu của mỗi loại thức ăn tốt hơn.
  • Bé có phản xạ nhai và nuốt cực tốt.
  • Bé có khả năng tự cầm thìa xúc từ rất sớm.
  • Mẹ không cần mất nhiều thời gian của riêng bé, cách chế biến đồ ăn của bé sẽ giống như với thức ăn người lớn chỉ là ở dạng mềm hơn chút thôi!
  • Bé thích thú với việc ăn uống
  • Tạo tiền đề tốt cho bé tự lập trong ăn uống giai đoạn sau này.

Nhược điểm:

  • Không quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé.
  • Thời gian đầu, trẻ sẽ không ăn và cầm ném thức ăn, bóp nát hay cho lên miệng mút rồi vứt đi…Mẹ sẽ khá vất vả trong việc dọn dẹp thời gian này
  • Đảm bảo ghế ăn dặm luôn được vệ sinh sạch sẽ để đặt thức ăn lên cho bé
  • Trong quá trình ăn dặm mẹ phải cực kì kiên trì để có thể áp dụng theo phương pháp này vì: bé dễ bị hóc nên những lúc ấy phải thật bình tĩnh. Nhiều khi bé vào giai đoạn biếng ăn sinh lý mẹ cũng ko được sốt ruột.
  • Giai đoạn 5-6 tháng mà theo phương pháp này thì ở Việt Nam chắc tỉ lệ các mẹ thành công là rất rất thấp vì chúng ta chịu áp lực tâm lý rất nhiều từ gia đình và chính các mẹ nữa.

=>> Xem thêm: Mẹ Gấu chia sẻ 15 thực đơn ăn dặm BLW “nhìn là mê”

Một số lưu ý hữu ích các phương pháp ăn dặm

– Mẹ có thể nghiên cứu và tìm hiểu hoặc cho bé thử từng kiểu ăn dặm riêng biệt xem có có hứng thú với kiểu ăn dặm nào nhất để áp dụng

– Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã tìm hiểu và nhận biết được những ưu nhược điểm của mỗi phương pháp ăn dặm để kết hợp hài hòa với nhau theo từng giai đoạn ăn dặm của bé. Mẹ có thể tham khảo cách kết hợp sau đây:

  • Giai đoạn 5-7 tháng: Kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật
  • Giai đoạn 8-10 tháng: Ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW
  • Giai đoạn 10 tháng trở đi: Ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW

Cho con ăn theo cả 3 phương pháp để con học được hết các kỹ năng  nhai – nuốt và nhận biết con thích gì”. Ở giai đoạn đầu của ăn dặm, mẹ cho con ăn theo ăn dặm kiểu Nhật để con nhận biết mùi vị thức ăn và kết hợp cả ăn dặm truyền thống để đa dạng bữa ăn cho con. Giai đoạn 2 từ 8-10 tháng, mẹ áp dụng cho con ăn hoàn toàn theo ăn dặm kiểu Nhật, xen kẽ ăn dặm BLW. Từ 10 tháng trở đi, cho con ăn theo ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW. Vì đây là giai đoạn phù hợp nhất để hỗ trợ con học kỹ năng bốc nhón, cầm thìa tự ăn.

Trên đây là những ưu nhược điểm của các phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay. Và những cách kết hợp sao cho hợp lý nhất. Với tình yêu của mẹ tin rằng bé của mẹ sẽ có bước chạy đà hoàn hảo cho những thành công trong tương lai.

Tham khảo: