Xông hơi sau sinh tại nhà, những điều mẹ cần biết!

0
12426

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ rất yếu và dễ cảm lạnh. Xông hơi sau sinh là phương pháp phục hồi sức khỏe, lưu thông khí huyết từ ngàn đời nay ông bà đã để lại. Nhưng xông hơi trong bao lâu, xông hơi như thế nào cho phù hợp thì chưa hẳn nhiều mẹ đã biết. 

1. Sau khi sinh lúc nào thì bắt đầu xông hơi được?

  • Đối với mẹ sinh thường: sau khi sinh xong từ 7 đến 10 ngày.
  • Đối với mẹ sinh mổ: sau khi sinh xong từ 2 tuần trở lên, sau khi vết mổ đã khô tương đối lành lại.
  • Thời điểm xông hơi tốt nhất cho các mẹ là từ 19h đến 20h30.
  • Mẹ sau sinh chỉ nên xông hơi 2- 3 lần một tuần, mỗi lần không quá 20 phút.

2. Phân biệt các loại lá xông hơi phù hợp

Tên lá xông Tác dụng
Lá chanh Tăng cường hô hấp, giảm stress, tinh thần sảng khoái, dễ tiêu hóa.
Lá trầu không Ngoài khử trùng, sát khuẩn, trầu không còn trị thâm nám, đẩy lùi các sắc tố sạm da cho làn da đẹp, sáng mịn.
Lá lốt Trừ hàn, làm ấm cơ thể, giảm mùi hôi cơ thể, giảm các triệu chứng đau lưng, đau chân sau sinh.
Lá ổi Trị thâm, hăm vùng kín, đầy lùi các sắc tố đen, thâm vùng kín.
Lá gừng Giải cảm, làm ấm cơ thể.
Lá nghệ Lưu thông khí huyết, chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ màu
Lá tre Có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, ra mồ hôi, tiêu đờm, sát khuẩn
Lá sả Rất tốt cho tiêu hóa, khử uế, sát khuẩn, tiêu đờm, chữa đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa.
Lá bưởi Tiêu thực, giải cảm.
Ngải cứu Kích thích đổ mồ hôi, giúp điều hòa khí huyết, loại bỏ chất béo và cholesterol.
Bạc hà Chống viêm, sát khuẩn, giải tỏa căng thẳng.
Tía tô Trị cảm mạo, khu phong trừ hàn.
Hương nhu Hành khí, thanh nhiệt giải biểu, trừ thấp, chỉ chống trường; chữa cảm mạo, ra mồ hôi, nhức đầu
Kinh giới Lợi tiểu, sát trùng tốt, giảm đau nhức xương khớp, giải cảm hiệu quả.
Lá chè vằng Giảm cân, lợi sữa, điều hòa huyết áp.
Hà thủ ô Xanh tóc, đẹp da, tăng cường sức khỏe.

 

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 món ăn cực lợi sữa cho các mẹ sau sinh

3. Các cách xông hơi sau sinh

  • Xông hơi toàn thân:

Cho các loại lá hoặc thảo dược đã rửa sạch vào nồi nước và đun sôi trong vài phút. Đặt nồi nước vào nơi kín gió, lấy ghế ngồi cạnh nồi nước rồi trùm chăn kín người. 

Ban đầu chỉ hơi mở hé vung cho hơi nóng bay ra. Không nên mở toàn bộ vung ngay lập tức vì hơi nóng quá nhiều sẽ gây bỏng. Sau đó, mở dần vung ra cho đến khi mở được toàn bộ vung. Khi hơi nóng hạ nhiệt, người ra nhiều mồ hôi thì dừng lại, bỏ chăn ra, dùng khăn khô lau sạch người và thay bộ đồ mới.

  • Xông hơi vùng kín:

Tốt nhất nên dùng lá trầu không. Bởi các tinh chất trong lá trầu giúp diệt khuẩn, giảm ngứa và khử mùi vùng kín rất hiệu quả. 

Mẹ nên chuẩn bị 1 nồi để đun nước lá, 1 chăn bông lớn để trùm người, không nên lấy loại chăn quá dày. Nếu có điều kiện mẹ có thể mua lều xông hơi cũng rất tiện dụng, 1 chiếc ghế thấp để mẹ dễ ngồi. Rửa sạch lá trầu cho vào nồi, thêm một chút muối trắng rồi đổ ngập nước và đun sôi trong vài phút. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc vùng kín cho mẹ bầu sau sinh

Đặt nồi nước ở nơi kín gió, tốt nhất là nhà vệ sinh. Sản phụ mặc váy thật rộng, không mặc đồ lót. Ngồi trước nồi nước, hé một chút vung nồi cho hơi nước bay vào vùng kín. Sau đó, dần dần mở vung to hơn, cho đến khi có thể mở toàn bộ vung. Khi hơi nước đã hạ nhiệt, sờ tay thấy nước chỉ còn hơi ấm thì dùng nước đó rửa lại vùng kín. Cuối cùng lấy khăn khô và sạch lau lại vùng kín và thay bộ đồ mới.

Xem thêm một số sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ bán chạy:

4. Những nguyên tắc cần nhớ khi xông hơi sau sinh 

– Phải xông hơi ở nơi kín đáo, tuyệt đối kín gió hoặc càng kín bao nhiêu càng tốt. Vì gió lạnh thổi vào người trong lúc xông hơi có thể gây trúng gió.

– Tháo tất cả các đồ trang sức trên người trước khi xông hơi

– Không  được xông hơi quá lâu, tối đa chỉ nên xông hơi 30 phút với người khỏe mạnh, 10-20 phút đối với người cảm, bệnh, mẹ sau sinh.

– Chuẩn bị sẵn một cốc nước để uống ngay sau khi xông hơi hoặc ngay trong lúc xông hơi. Vì khi xông hơi, cơ thể sẽ toát nhiều mồ hôi gây ra mất nước.

– Sau khi xông hơi xong hãy lấy khăn bông lau khô người, thư giãn cơ thể, không ngồi quạt hoặc ra nơi có gió.

– Nên tắm trước khi xông hơi để gột bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và mạng đến sự thư giãn trước khi xông hơi.

– Tuyệt đối không tắm ngay sau khi xông hơi.  10-15 phút sau khi xông hơi, hãy sử dụng chính nước xông hơi đó pha thêm nước để tắm.

– Nếu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn trước khi xông hơi thì phải kết thúc xông hơi ngay.

– Tuyệt đối không được lạm dụng xông hơi để giảm cân.

Xem thêm:

>>> Muốn giảm cân, mẹ tuyệt đối không được mắc những lỗi này

>>> Những thực phẩm bảo vệ “vùng kín” an toàn cho mẹ bầu khi mang thai