Sau khi gây tê đẻ mổ sản phụ cùng thai nhi tử vong và những điều cần biết về gây tê tủy sống

0
16685

Mới đây, vụ việc sản phụ Cao Thị T. (Hà Nam) đột ngột có dấu hiệu sốc thuốc sau khi tiêm mũi gây tê để mổ đẻ, dẫn đến hậu quả đau lòng 2 mẹ con tử vong khiến dư luận và rất nhiều người hoang mang.

Bài viết liên quan:

Cụ thể, ngày 26/9/2018 chị T mang thai tuần thứ 39 vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm (Hà Nam) sinh bé đầu lòng. Sau thăm khám và hội chẩn, bác sĩ trung tâm chỉ định đẻ mổ vì thai to 3,4kg. Tuy nhiên ngay sau khi gây tê tủy sống để mổ, thai phụ xuất hiện dấu hiệu nghi sốc phản vệ. Các y bác sĩ của Trung tâm y tế huyện Thanh Liêm tập trung cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ nhưng 1 tiếng sau, tình trạng vẫn xấu đi nên chuyển thai phụ đến BV đa khoa tỉnh Hà Nam. Tại bệnh viện ĐK tỉnh, mặc dù các bác sỹ đã tiến hành cấp cứu trong 3 tiếng liên tục nhưng cả 2 mẹ con đều tử vong.

Ông Văn Tất Phẩm – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Nam cho biết: Theo chuẩn đoán ban đầu thì thai phụ Cao Thị T. tử vong là do bị sốc phản vệ mũi tiêm gây tê tủy sống khi sinh mổ.

Phương pháp gây tê tủy sống là gì?

Trên thực tế, gây tê tủy sống đã không còn xa lạ gì đối với những phụ nữ đã từng sinh con bằng phương pháp đẻ mổ. 

Đó là phương pháp gây tê vùng, được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào vùng dịch não tủy ở vị trí giữa lưng để gây tê cục bộ. Phương pháp này giúp người mẹ vẫn giữ được tỉnh táo, điều hòa nhịp tim và huyết áp của người mẹ trong suốt quá trình mổ để bắt con. Gây tê tủy sống giúp xác suất nguy hiểm cho bé xuống thấp nhất có thể. Nhờ những ưu điểm này mà ngày càng có nhiều người tin dùng gây tê tủy sống khi mổ bắt con. Tuy nhiên thứ trưởng Bộ Y tế Gs: Nguyễn Viết Tiến  chia sẽ: “Gây tê tủy sống không nên áp dụng với các sản phụ có các triệu chứng sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm,… có nguy cơ tai biến cao (suy đa tạng, rối loạn đông máu, ngừng tim, tắc mạch ối). Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị y tế trên toàn quốc (bao gồm cả bệnh viện ngoài công lập) áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản đối với những sản phụ này”.

Tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi vừa sinh xong

  • Sau khi gây tê, thuốc ngấm sâu vào cơ thể người mẹ, do thuốc phong bế mạnh hệ giao cảm nên gây hạ huyết áp.
  • Sau khi gây tê 30 phút người mẹ sẽ gặp các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, khó đi tiểu và đau phần lưng xung quanh vị trí tiêm thuốc gây tê.
  • Có một số trường hợp phản ứng khá mạnh với thuốc gây tê như co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn. Với những trường hợp này, các bác sĩ sẽ có những giải pháp cấp cứu kịp thời để không làm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Và trường hợp của chị T là một ví dụ điển hình cho trường hợp đặc biệt này.

Tác dụng phụ của gây tê tủy sống sau sinh 

  • Thuốc gây tê tủy sống không những gây tác dụng phụ sau vài tuần sinh mà còn gây trong 1 năm thâm chí có thể vài năm sau sinh. Do có sự rò rỉ của dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng làm giãn mạch máu và tăng áp lực não tủy mà thuốc gây cho hầu hết các người mẹ hiện tượng đau đầu.
  • Bên cạnh đau đầu, phụ nữ sau sinh thường đau lưng, có nhiều người đau dữ dội đến mức khó ngồi dậy sau khi nằm hay ngồi chỉ vài phút là đau lưng dù đã sinh xong được một thời gian dài.
  • Đặc biệt, khoảng 30 – 40% phụ nữ sau sinh thực hiện gây tê tủy sống bị ngứa toàn thân, thay đổi thính lực, tổn thương hệ thần kinh. Nhiều trường hợp nặng còn có thể bị nhiễm trùng quanh cột sống, tê liệt toàn thân.

Các giải pháp làm giảm tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống

  • Khi xuất hiện những cơn đau, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ sau sinh nên sử dụng thuốc giảm đau nếu cảm thấy không thể chịu đựng được những cơn đau. Những loại thuốc có chứa caffeine có thể làm giảm áp lực trong não và co mạch máu não. Ngoài ra, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình hậu sinh, sản phụ nên nghỉ ngơi, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu khi xương còn chưa hồi phục sau quá trình gây tê.
  • Cũng có nhiều trường hợp, phụ nữ sau sinh trải qua quá trình gây tê sẽ xuất hiện hiện tượng tê chân do tổn thương thần kinh. Với những trường hợp này, các mẹ nên massage chân, uống nhiều nước và tập vận động nhẹ nhàng. Nếu một thời gian dài không đỡ thì nên có liệu pháp vật lý trị liệu để tránh ảnh hưởng đến cơ xương và tâm lý của người mẹ.