6 lưu ý cực kỳ quan trọng khi rửa mũi cho trẻ

0
13115

Sức đề kháng của trẻ nhỏ rất kém nhất là những bé sơ sinh cho nên các bé rất hay bị sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi. Đặc biệt nếu để lâu có thể dẫn tới các bệnh đường hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi. Việc rửa mũi cho trẻ sẽ giúp làm bé dễ chịu hơn, làm sạch dịch nhày giúp đường mũi của trẻ dễ thở hơn. Nếu rửa mũi đúng cách còn giúp ngăn chặn vi khuẩn xuống họng, vào tai và ngừa các bệnh đường hô hấp rất hiệu quả.

>> Nên hay không nên rửa mũi cho con bằng xilanh ?
>> Một củ hành tây “đánh bay” cảm, sổ mũi, ngạt mũi, ho có đờm ở trẻ chưa tới 3 ngày
>> 3 bài thuốc dân gian từ lá hẹ chữa ho, sổ mũi cực hiệu quả

Tuy nhiên khi rửa mũi các mẹ cũng cần thận trọng, nếu rửa sai cách lại gây hại đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 6 lưu ý mẹ cần biết khi rửa mũi cho con.

1. Rửa mũi ngay khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi.

Mẹ chú ý khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè, ho… thì mẹ nên rửa mũi ngay cho trẻ. Hoặc khi trẻ đi ngoài đường về mà nhiều bụi bẩn, nhất là khi đi xe máy thì cũng cần rửa mũi ngay cho trẻ để làm sạch, bụi bẩn và vi khuẩn.

2. Rửa mũi trước khi ăn khoảng 30 phút.

Mẹ nên rửa mũi cho bé trước khi ăn khoảng 30 phút để tránh tình trạng bé bị nôn trớ. Hây khi trẻ bị nôn, trớ mà thức ăn, sữa ộc lên mũi thì mẹ cần vệ sinh mũi ngay cho trẻ. Vì thức ăn kèm theo dịch vụ dạ dày sẽ bán trên mũi bé, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi lâu ngày không khỏi.

3. Dùng nước muối sinh lý 0.9%.

Mẹ tuyệt đối không dùng nước muối tự pha để rửa mũi cho con. Nên sử dụng loại nước muối sinh lý thường bán ở hiệu thuốc sau đó ngân ấm rồi mới rửa, hút mũi cho con. Với những bé nhỏ thì mẹ sử dụng nước muối để nhỏ mũi, hoặc mua lọ nước muối biển dạng phun sương để xịt cho con. Với những bé lớn hơn tầm 1,2 tuổi trở lên thì mẹ có thể dùng bình rửa mũi Nasopure chuyên dụng cho bé hoặc dụng cụ hút mũi 2 đầu.

Lưu ý: khi rửa mũi cho bé, mẹ cần bơm nước muối vào mũi trẻ theo đúng cách mà bác sĩ hướng dẫn, không nên phụt rửa quá mạnh sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Khi rửa nên bảo trẻ mở miệng để mang hầu được che kín giúp hạn chế nước muối chảy xuống họng.

4. Để trẻ nằm nghiêng khi rửa.

Khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh mẹ nên đặt bé nằm nghiêng một bên, miệng mở, 1 tay giữ nhẹ đầu bé, 1 tay lấy lọ nước muối sinh lý nhỏ xịt vào một bên mũi cho trẻ đẻ nước muối chảy sang lỗ mũi bên còn lại.

Với những bé đã lớn thì mẹ để bé ngồi hoặc đứng hơi nghiêng đầu về 1 bên, dùng dụng cụ rửa mũi cho bé xịt nhẹ nước muối vào một bên mũi của trẻ.

5. Cho trẻ xì mũi sau khi rửa

Sau khi rửa mũi thì động tác xì mũi rất quan trọng. Sau khi rửa mũi xong mẹ nên hướng dẫn trẻ dùng hơi xì mạnh ra ngoài. Giúp loại bỏ hết gỉ mũi, dịch nhày mũi. Với những bé chưa tự biết xì mũi thì mẹ dùng dụng cụ hút mũi hút thật nhẹ nhàng để đưa gỉ mũi, dịch mũi ra ngoài.

6. Tiệt trùng dụng cụ vệ sinh mũi và rửa tay thật sạch trước khi rửa.

Mẹ cần đảm bảo dụng cụ hút mũi, dụng cụ rửa mũi phải được tiệt trùng. Trước khi rửa mũi cho trẻ mẹ cũng nên rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vi khuẩn không lây ngược trở lại.

>>> Tham khảo các sản phẩm vệ sinh mũi cho bé tốt nhất, được nhiều mẹ tin tưởng: