Bảng chiều cao – cân nặng của trẻ chuẩn WHO

0
114394

Dựa vào bảng chiều cao – cân nặng của trẻ mà ba mẹ có thể theo dõi và đánh giá được tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã xây dựng bảng tiêu chuẩn này giúp ba mẹ tham chiếu trong giai đoạn bé từ 1 – 10 tuổi.

1. Sự phát triển chiều cao – cân nặng của trẻ

Khi trẻ mới sinh ra, chiều cao và cân nặng của bé tăng lên rất nhanh chóng. Khi trẻ lên 1 tuổi, cân nặng tăng gấp 2 lần so với lúc mới ra đời; chiều cao cũng thế. Trẻ có thể có chiều cao đến 75cm khi lên 1 tuổi. Bước sang tuổi thứ 2, chiều cao của trẻ tăng khoảng 10cm. Và khi trẻ được 10 tuổi trở lên, mỗi năm trẻ tăng trung bình 5cm.

Đánh giá sự tăng trưởng thể chất và phát triển tinh thần vận động ở trẻ

Tuy nhiên, càng lớn thì khả năng tăng trưởng về chiều cao sẽ càng chậm và chững lại. Do vậy, việc ba mẹ bổ sung đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ là điều cực kỳ quan trọng để trẻ phát triển chiều cao trong giai đoạn tiền dậy thì này. Trong độ tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ có phần tăng chậm lại. Thậm chí có những trẻ chỉ tăng thêm 1 – 2cm chiều cao mỗi năm hoặc có khi không tăng thêm. Cho đến khi 23 – 25 tuổi, cơ thể sẽ ngừng phát triển chiều cao.

2. Bảng chiều cao – cân nặng trẻ chuẩn WHO

Có những ba mẹ thắc mắc, không biết con mình 3, 4, … tháng tuổi thì cao, nặng bao nhiêu là chuẩn? Bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng đánh giá được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn từ 0 tuổi đến 10 tuổi. Ba mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn

– TB: Đạt chuẩn trung bình

– Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi

– Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)

>>> Có thể bạn quan tâm: Món ăn từ lươn giúp trẻ hết biếng ăn, suy dinh dưỡng

3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của trẻ

  • Gen di truyền: Đây là yếu tố tác động khoảng 23% đến chiều cao của trẻ.
  • Dinh dưỡng và môi trường sống: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, khiến mật độ xương, độ chắc khỏe của răng và kích thước các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường hay khí hậu cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển ở trẻ.
  • Các bệnh lý mạn tính: Trẻ bị mắc các bệnh mạn tính hay khuyết tật se có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cân nặng.
  • Sự quan tâm của ba mẹ: Những đứa trẻ nhận được nhiều sự quan tâm của ba mẹ (dinh dưỡng, tâm lý, …) sẽ có sự phát triển về thể chất tốt hơn các đứa trẻ khác.
  • Vận động thể chất của trẻ: Nếu ba mẹ khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ tăng cường chiều cao cũng như cân nặng. Đối với những trẻ thừa cân, béo phì thì việc vận động sẽ giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Các hoạt động thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ | Vinmec

  • Sự chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ. Vậy nên, trong thời gian mẹ mang thai và cho con bú, hãy xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin.

Ngoài việc phát triển về thể chất cho trẻ, ba mẹ cần phải bồi dưỡng thêm về đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con, để trẻ được phát triển toàn diện.

Thường xuyên truy cập kênh blog của KidsPlaza để cập nhật nhiều kinh nghiệm nuôi và dạy dỗ trẻ ba mẹ nhé!

Tham khảo các sản phẩm sữa bột giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng:

Xem thêm:

>>> Top 5 loại sữa cho bé 2 tuổi phát triển chiều cao hiệu quả

>>> Bí quyết ăn dặm để con lên cân và phát triển chiều cao, trí não

>>> Món ăn từ lươn giúp trẻ hết biếng ăn, suy dinh dưỡng