Bùng phát dịch tay chân miệng ở trẻ nhỏ trong mùa đông

0
3451

Những hiểu biết cơ bản về bệnh chân tay miệng:

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (chiếm 96%) và lan truyền từ người sang người qua đường ăn uống, tiếp xúc với dịch mũi, họng, hắt hơi, ho, mụn nước hay phân người bệnh.

Bênh chân tay miệng là do vi rút coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Bênh thường bùng phát thành dịch vào tháng 3-5 hoặc tháng 9 và tháng 12.

Khi nhiễm bệnh sẽ bị lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng virut chân tay miệng này có thể còn trong phân đến vài tháng sau khi khỏi bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng có những triệu chứng sau: sốt nhẹ từ 38,5 độ và có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày kèm theo ho, đau họng, bứt rứt, biếng ăn (trẻ thường biếng ăn do đau họng) và sau 12 đến 36 tiếng thì xuất hiện ở bàn tay, chân và miệng.

Phân biệt các ban nổi mẩn của chân tay miệng?

Bệnh chân tay miệng ban đầu thường xuất hiện những mụn nước mầu đỏ to khoảng 2-3mm. Các mụn nước này thường bị loét ở quanh miệng, vòm miệng, niêm mạc họng, lợi và lưỡi. Ngoài những tổn thương này lưỡi thường bị loét, phù và đau.

Tổn thương ở da là đặc trưng và chiếm 75%, bắt đầu là một dát đỏ mà ở giữa là mụn nước hình bầu dục xám và trục dọc song song với làn da. Những tổn thương trên da này thường không để lại sẹo như thủy đậu và sẽ khỏi dần sau từ 3 đến 7 ngày. Các mụn này có thể xuất hiện ở mu bàn tay, mặt bên các ngón tay, lòng bàn tay, cánh tay, cùi chỏ, ở mông và ở gối.

Bệnh tay chân miệng thực sự nguy hiểm thế nào?

Bệnh chân tay miệng đa phần là lành tính và thường tự khỏi sau 3 đến 7 ngày, cần chú ý vệ sinh và chăm sóc dinh dưỡng cho bé hợp lý và đầy đủ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh có thể gây biến chứng và tử vong nhưng chỉ chiếm tỷ lệ từ 0.2% đến 0.4%.

Cách chữa trị bệnh chân tay miệng như thế nào? Có cần đưa bé đi viện không?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể bé mắc bệnh nặng hay nhẹ để chăm sóc tại nhà hay cho trẻ đi viện. Nếu trẻ bị mụn nước và lở loét miệng thì có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu trẻ xuất hiện nhưng biểu hiện sau thì cần mang trẻ đi bệnh viện gấp vì nếu bệnh này bị biến chứng nặng có khả năng gây tử vong.

Trẻ sốt cao từ 39 độ trở nên hoặc sốt kéo dài trên 48 giờ, trẻ nôn nhiều, quấy khóc, bứt rứt, ngủ lịm, cơ co giật (lúc mới ngủ), chân tay múa may quờ quạng (lúc mới ngủ) hoặc đi loạng choạng, mắt đảo vòng (lúc mới ngủ) chân tay yếu.

Giai đoạn muộn trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như: thở khó khăn, thở nhanh, thở gấp, da nổi thành vằn.

Chăm sóc trẻ khi bị bệnh chân tay miệng tại nhà

Khi bị bệnh chân tay miệng các vết loét trong miệng gây cho trẻ cảm giác đau đớn, khó chịu khi nhai và nuốt vì thế cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, chia nhỏ các bữa ăn.

Không cho trẻ ăn các đồ uống có vị chua vì càng làm rát họng trẻ, không ăn gia vị và không cho ngậm ti giả, ăn bằng muỗng nhựa mềm.

Thường xuyên vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối loãng ấm, cho trẻ súc miệng nếu trẻ súc được, nếu trẻ còn bé cho trẻ uống 1 thìa muối loãng.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chỉ dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau cho bé

Phòng tránh lây lan cho bé bằng cách nào?

Vệ sinh cho bé sạch sẽ cẩn thận, không làm vỡ các mụn nước, rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi chăm sóc bé. Rửa đồ chơi, lau sàn nhà, giặt ga giường, chăn chiếu, giảm tối đa việc tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Vi rút gây bệnh chân tay miệng có thể tồn tại trong ruột và sống hơn 1 tháng sau khi trẻ đã khỏi bệnh.

Nên làm gì khi bé bị chân tay miệng?

Bệnh chân tay miệng hiện nay chưa có thuốc phòng và chữa khỏi cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh tuy nhiên có thể chăm sóc bé phát hiện kịp thời khi còn sớm thì không nguy hiểm cho tính mạng trẻ.

Bệnh thường tự khỏi và có thể xảy ra nhiều lần trong đợt dịch vì mỗi lần bệnh do nhiễm các loại vi rút khác nhau.

Người lớn ít khi mắc tay chân miệng và nếu có bị cũng bị ở mức độ nhẹ.

Nguồn: ykhoa.net