Thực phẩm "chống ốm" cho bé trong mùa đông lạnh

0
556

1. Bắp cải

Bắp cải là một loại rau phổ biến trong mùa đông. Cải bắp cũng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều chất chống ô-xy hóa và nhiều vitamin thực vật lành mạnh. Đây là một loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt những cải bắp lá xoăn là thực phẩm tuyệt vời để ăn kèm cùng các món hầm, súp, mì ống nóng hổi trong ngày đông giá lạnh. Chắc chắn những thực đơn với bắp cải sẽ được các bé vô cùng thích.

2. Củ cải trắng

Củ cải trắng giúp làm sạch dạ dày, đào thải các độc tố của cơ thể ra ngoài, hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài chế biến củ cải thành món ăn, bạn có thể uống nước ép củ cải cũng giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng để đối phó với cảm lạnh, cảm cúm trong mùa đông.

Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng và tăng cường sức đề kháng.

Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg…; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.

3. Củ cải đường

Củ cải đường cũng là một loại rau phổ biến trong thời tiết lạnh. Củ cải đường rất giàu folate và vitamin C, chúng nổi tiếng là một loại thực phẩm trị khản tiếng, chảy máu cam, nhiệt miệng trong mùa đông. Để nhận được những lợi ích từ củ cải đường, bạn có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, kho, xào…

4. Quả bí ngô

Là một loại quả thân thuộc và dễ ăn đối với trẻ nhỏ. Chúng có chứa nhiều chất carotenoids giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch hữu hiệu. Bí ngô cũng rất giàu chất chống ô-xy hóa và là một loại thực phẩm chống viêm có thể ngăn chặn tất cả các nguy cơ bệnh tật xâm nhập vào cơ thể cho trẻ.

Vào mùa đông, bạn có thể nấu canh bí ngô hay nướng chúng hoặc làm súp bí ngô đều là những món ăn rất tuyệt mà vô chắc chắn vô cùng thích và nhận được nhiều lợi ích bảo vệ sức khỏe cho con.

5. Súp  lơ

Súp lơ trắng cùng họ với súp lơ xanh là loại rau có chưa chất phytochemical nổi tiếng được cho là giúp ngăn ngừa ung thư siêu việt.

Súp lơ rất giàu Vitamin A, Vitamin C​ và canxi. Thêm súp lơ vào chế độ ăn dặm của bé sẽ giúp bé có sức đề kháng mạnh trong mùa đông.

Dinh dưỡng trong súp lơ: Vitamin: Vitamin A – 175 IU, Vitamin C – 90 mg, Niacin – 0,8 mg, Folate – 51 mcg, Thiamin – 0,8 mg, Acid pantothenic – 0,8 mg, Vitamin B6 – 0,25 mg.

Khoáng chất:  Kali – 354 mg, Sodium – 29 mg, Canxi – 40 mg, Photpho – 71 mg, Magiê – 24 mg, Sắt – 0,89 mg. Ngoài ra có chứa một lượng nhỏ selen, đồng, mangan, kẽm.

Bé từ 8 tháng đã có thể ăn thức ăn thô nên mẹ có thể nghiền qua súp lơ rồi nấu cùng cháo, bột cho bé. Hấp súp lơ sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng nhất. Mẹ cũng có thể dùng hoa súp lơ làm bánh nướng cho bé cũng rất tuyệt. Với bé đang ăn bốc, mẹ sắt súp lơ thành những bông nhỏ rồi luộc, hấp súp lơ chín mềm cho bé tự ăn.

6. Khoai tây

Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo.

Do khoai tây nhiều tinh bột, ít các chất dinh dưỡng khác nên các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên cho bé ăn khoai tây khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Thời điểm này, bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển.

Nên chọn loại khoai có vỏ màu vàng nâu nhạt. So với loại khoai vỏ trắng, loại khoai này mịn và bở hơn khi được hấp chín và dầm nhuyễn. Đảm bảo rằng khoai không mọc mầm hoặc có những đốm xanh.

Cách bảo quản khoai tốt nhất là để khoai ở nơi khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tránh dự trữ khoai tây trong ngăn đá. Cũng không nên để khoai ở khu vực ẩm ướt vì như thế, nó sẽ dễ mọc mầm.

7. Cà rốt

Thực phẩm số một cho mùa đông của bé: Cà rốt. Cà rốt rất giàu beta – caroten, một loại chất chống oxi hóa và có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Cà rốt mọc dưới đất nên lại thuộc loại thực phẩm lành và ít chất hóa học nhất. Mẹ có thể làm cà rốt hầm hay cháo cà rốt thịt nạc cho con.

8. Hành và tỏi

Hành và tỏi từ lâu đã được biết đến là chứa rất nhiều chất chống oxi hóa quercetin – một loại kháng sinh có tác dụng chống virus. Quercetin không bị phá hủy trong quá trình nấu nướng, do đó, mẹ có thể thoải mái xào chunh hành tỏi với thịt, tôm hau rau trước khi cho vào cháo cho con mà không cần bắt

9. Quả bơ

Vitamin E rất quan trọng trong việc giúp tăng cường các cơ chế bảo vệ chống virus của cơ thể. Và quả bơ thì là một nguồn vitamin E tuyệt vời. Trẻ nhỏ cũng rất thích ăn bơ. Mẹ có thể cho bé ăn bơ dầm hòa thêm một chút sữa bột cho bé.

10. Rau lá thẫm

Các loại rau là màu xanh thẫm như cải bó xôi, cải xoong hay cải bắp nổi tiếng trong việc chứa rất nhiều glutamine, một loại axit amin cần thiết trong việc duy trì đường ruột khỏe mạnh cho con.

11. Sữa chua

Khi qua tiệm tạp hóa thì mẹ nhớ đừng quên mua sữa chua cho bé. Khoa học đã chứng minh, những trẻ được bổ sung probiotic đầy đủ là những bé không bao giờ bị ốm. Và sữa chua vốn từ lâu đã nổi tiếng trong việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé nhờ thành phần probiotic.

12. Đậu trắng, đậu đỏ

70% hệ miễn dịch nằm trong ruột và sức khỏe đường ruột tốt là cốt lõi của một hệ miễn dịch mạnh mẽ.Các loại đậu rất giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng, cả hai đều cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và làm tăng chức năng miễn dịch.Đậu trắng và đậu đỏ cũng cung cấp protein thực vật và một loạt các chất dinh dưỡng khác. Mẹ có thể cho bé ăn canh đậu đỏ sườn heo vào mùa đông lạnh giá này.

Nguồn: Tổng hợp