Có nên sử dụng thuốc chống nôn nghén trong thai kỳ

0
16309

Rất nhiều phụ nữ khi mang thai sẽ bị nôn hoặc buồn nôn, thường xảy ra vào khoảng tuần thai thứ 8 hoặc thứ 9 và giảm dần sau 12-14 tuần. Tuy nhiên, trong 10% thai phụ, triệu chứng có thể tiếp tục sau 20 tuần và thậm chí cho đến khi sinh.

Hiện tượng nôn nghén trong thai kì

Cổng thông tin điện tử bệnh viện Từ Dũ cho biết, buồn nôn và nôn khi mang thai ảnh hưởng tới 90% phụ nữ. Các triệu chứng thường nặng hơn vào buổi sáng (vì vậy có tên là “bệnh buổi sáng”) nhưng có thể xảy ra tại thời điểm bất kỳ trong ngày, đôi khi tiếp tục trong suốt cả ngày.

Buồn nôn và nôn thường bắt đầu khoảng tuần thai thứ 8 hoặc thứ 9 và giảm dần sau 12-14 tuần. Tuy nhiên, trong 10% thai phụ, triệu chứng có thể tiếp tục sau 20 tuần và thậm chí cho đến khi sinh.

Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn trong thai kỳ không rõ ràng và có thể do nhiều yếu tố, mặc dù  rất có thể liên quan đến những thay đổi nội tiết tố. Trước khi chẩn đoán, điều quan trọng là  loại trừ lý do khác gây nôn ở thai phụ.

4

Những thai phụ đã bị nôn và buồn nôn trong thai kỳ trước có nhiều khả năng có các triệu chứng trong thai kỳ tiếp theo. Các triệu chứng có thể nặng hơn ở phụ nữ mang song thai.

Chứng nôn nghén là một dạng nặng hơn của buồn nôn và nôn xảy ra chưa đầy 1 % thai phụ. Đặc trưng bởi giảm cân ở mẹ hơn 5 % so với trước khi mang thai, mất nước và mất cân bằng điện giải và thường đòi hỏi phải nhập viện để bù nước đường tĩnh mạch.

Thai phụ có thể được trấn an rằng buồn nôn và nôn nhẹ đến trung bình sẽ không ảnh hưởng đến  sự phát triển của bé, thật sự có liên quan đến tỷ lệ thấp hơn trong sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, hạn chế tăng trưởng trong tử cung và dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên, không ngừng  nôn và buồn nôn làm suy nhược và ảnh hưởng đến khả năng làm việc hàng ngày bình thường của thai phụ. Một số phụ nữ có thể chọn chấm dứt thai kỳ nếu không muốn mang thai.

Các thuốc chống nôn nghén trong thai kì và cách sử dụng

Theo Sức khỏe và Đời sống, một số loại thuốc chống nôn nghén thường được dùngtrong thai kì gồm:

+Vitamin B6:

5

Bình thường khi có thai phụ nữ cần bổ sung lượng vitamin B6 khoảng 10mg/ngày. Nếu bị nôn thai phụ cần uống 15 – 20mg/ngày chia 3 lần. Với liều này không có tác hại gì cho thai nhi và thai phụ. Vitamin B6 được xem là thuốc đầu tay trong phòng chống nôn cho người có thai.

+Thuốc có chứa magie: có tác dụng làm giảm co thắt của các cơ trơn, lợi mật, chống co thắt đường mật.

+Thuốc kháng histamin:

Bản thân thai phụ không những bị nôn mà còn có thể bị dị ứng hay tình trạng thai nghén làm nặng thêm các bệnh dị ứng khác như chàm, mày đay, vì vậy thai phụ cần dùng đến thuốc kháng histamin.

Nhóm thuốc này có rất nhiều loại nhưng chỉ có một số ít đã được thử nghiệm trên động vật và trên người khẳng định tính an toàn đối với thai ở liều điều trị mới được dùng cho thai phụ như chlopheniramin, diphenylhydramin, loratadin, cetirizin.

Những loại thuốc tuy thử trên động vật chưa thấy gây hại và dị tật thai nhưng trên người chưa có đủ thông tin tin cậy khẳng định tính an toàn với thai nhi thì tuyệt đối không nên dùng như ketotifen, desloratadin, hydroxyzin, fexofenadin.

Trong thực tiễn lâm sàng, chống nôn cho người có thai vào giai đoạn cuối thai kỳ không dùng diphenylhydramin vì thuốc gây hại cho thai. Nếu nôn trong suốt thai kỳ, bác sĩ thường dùng meclozin vì thuốc có tác dụng kéo dài.

>>> Tham khảo các loại vitamin mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ: