Em bé 2 tuổi nhập viện vì chảy máu dạ dày do thói quen “chấm mồm chấm miệng” của bà

0
59172

Thế hệ ông bà cũng như một số bậc cha mẹ thường có thói quen ăn uống, chăm sóc bé chưa đúng cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Và câu chuyện về một em bé 2 tuổi phải nhập viện vì chảy máu dạ dày do nhiễm virus Helicobacter Pylori qua thói quen “chấm mồm chấm miệng” của bà nội bé là một lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh đang có thói quen này với bé.

Sự thật về nguyên nhân gây chảy máu dạ dày cho em bé 2 tuổi

Các bác sỹ cho biết, thường rất ít trường hợp trẻ em dưới 3 tuổi bị chảy máu dạ dày. Khi nhận được trường hợp của bé và sau xét nghiệm phát hiện bé bị nhiễm virus Helicobacter Pylori. Bác sỹ liền yêu cầu cả gia đình bé đi kiểm tra hơi thở. Kết quả lượng virus Helicobacter pylori của bà nội bé cao hơn đáng kể.

Các bài viết liên quan:

Lúc nghe bác sỹ nói, bà nội của bé tỏ ra hốt hoảng và thú nhận:

“Thường khi dọn cơm, thấy cháu ngồi cạnh cứ nhìn cái gì đó trong bát tôi. Thương cháu nên tôi đang ăn cũng cho cháu thử chấm mồm chấm miệng nếm cùng”.

Khi bác sĩ hỏi bà cho cháu ăn có đổi thìa riêng không, người bà bối rối lắc đầu “dùng trực tiếp đũa của tôi luôn cho tiện”

Khi bác sĩ hỏi bà cho cháu ăn có đổi thìa riêng không hay dùng thìa của cháu không thì người bà bối rối lắc đầu “dùng trực tiếp đũa của tôi luôn cho tiện

Ảnh minh họa: thói quen “chấm mồm chấm miệng” ảnh hưởng đến sức khỏe bé

Có thể nói do tuổi đã cao cộng thêm sức đề kháng yếu, niêm mạc dạ dày cũng tương đối mỏng manh nên bà của bé bị nhiễm Helicobacter Pylori. Sau một thời gian dài, với thói quen “chấm mồm chấm miệng” khi đang ăn virus được truyền cho cháu bé, khiến cháu cũng bị loét dạ dày và do không được phát hiện theo thời gian dài gây chảy máu dạ dày.

Khi bác sĩ tiết lộ về sự thật, bố mẹ em bé vô cùng hối hận. Mẹ bé buồn bã tâm sự: do công việc bận nên không có thời gian chăm con, và đã nhờ bà chăm sóc con. Đi làm về thấy 2 bà cháu ăn uống vui vẻ nên không hề để ý đến thói quen đó.

Vi Khuẩn Helicobacter pylori (H.P) là gì?

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P) là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người, và để có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra một loại enzyme tên Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn này có thể sinh sống và phát triển trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm, còn gọi là viêm dạ dày mãn tính, thường phát triển mà không có bất kỳ biểu hiện đặc biệt và đôi khi tồn tại suốt đời.

Bên cạnh đó, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra những tổn thương khác như loét hoặc trong số ít trường hợp có thể phát triển thành ung thư dạ dày. Những tổn thương này được hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm : đôi khi phải mất hơn 30 năm kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện!

Vi khuẩn H.P có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường ăn uống.

Theo thống kê thì tỷ lệ người Việt Nam nhiễm Helicobacter Pylori rất cao (~80%) bởi thói quen ăn uống cũng như phong tục tập quán ăn chung chén nước chấm, dùng đũa gắp cho người khác.

Những hành vi dễ lây nhiễm Helicobacter pylori cho trẻ nhỏ

– Các bậc phụ huynh nhai thức ăn và cho trẻ ăn.

– Người lớn dùng lưỡi kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi cho con ăn.

– Sử dụng đũa của mình để lấy thức ăn cho con.

– Hôn trực tiếp lên miệng có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh.

>>> Tham khảo các sản phẩm vệ sinh thân thể đảm bảo sức khỏe cho bé: