Kids Plaza truyền thông bằng những giá trị xã hội

0
1936

Các chiến dịch truyền thông của Kids Plaza không đơn thuần là quảng bá cho thương hiệu hay sản phẩm mà nó hướng người tiêu dùng tới những giá trị xã hội nhân văn.

Nếu các chiến dịch truyền thông chỉ chăm chăm vào việc cố đánh bóng thương hiệu một cách gượng ép, phô trương chất lượng sản phẩm một cách miễn cưỡng thì chắc chắn chiến dịch ấy sẽ chìm nghỉm trong hàng ngàn thông điệp quảng cáo mỗi ngày.

Kids Plaza không như vậy, các chiến dịch của Kids Plaza là những câu chuyện về cuộc sống gia đình, những thông điệp xã hội được truyền tải đầy tính nhân văn. Vẫn lồng ghép thương hiệu nhưng thật khéo léo và chiếm được cảm tình của người xem.

Truyền thông chạm tới cảm xúc

Thời gian qua, Kids Plaza đã liên tiếp ghi dấu ấn với công chúng bằng những chiến dịch truyền thông mang ý nghĩa sâu sắc.

Năm 2015, video viral “Con gái lấy chồng như đánh bạc” tung ra đúng thời điểm ngày Phụ nữ Việt Nam như “châm ngòi” cho một cuộc tranh luận không có hồi kết. Đoạn phim ngắn vẻn vẹn trong 3 phút nói về cuộc đời người phụ nữ và cuộc hôn nhân chẳng khác nào canh bạc lớn mà họ mang cả đời ra đánh cược. Và sự xuất hiện của một thiên thần bé nhỏ đã làm thay đổi người chồng như thế nào. Đó là sự yêu thương, thấu hiểu và sẻ chia nhiều hơn với người phụ nữ của đời mình.

Vừa ra mắt, đoạn phim đã ngay lập tức tạo “cơn sốt” bởi đánh trúng tâm lý chị em phụ nữ, nhiều người đã thấy hình ảnh của chính mình phản chiếu trong đó. Có nụ cười, có những giọt nước mắt, sự đồng cảm và cả tức giận… Đoạn phim đã thực sự chạm tới cảm xúc của người xem và ghi dấu với những con số ấn tượng: hơn 15 triệu lượt xem (view), gần 250.000 lượt thích (like), hơn 180.000 lượt chia sẻ (share). Và dù đã ra mắt cách đây 1 năm, tới thời điểm này đoạn phim vẫn có sức lan tỏa khi lượt tương tác được cập nhật từng giờ.

Xem video tại đây!

1
Hiệu quả được hiển thị bằng những con số.

Để một video viral có sức lan tỏa, ngoài nội dung hay, hình ảnh đẹp, chạm tới cảm xúc của người xem thì một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của chiến dịch đó chính là lựa chọn điểm bùng phát.

Tháng 3/2016, đúng dịp Quốc tế phụ nữ, Kids Plaza tung ra video viral thứ 2 mang tên “Gia đình là nơi trở về”. Đoạn phim nói về vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm tại thời điểm đó. Khi có người thứ 3 chen chân vào hạnh phúc vợ chồng thì người vợ với cách xử trí thông minh sẽ chính là người giữ lửa cho mái ấm ấy. Màn đánh ghen ngoạn mục với cái kết quá bất ngờ đã khiến người xem vô cùng thích thú.

Đoạn phim lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, hội chị em truyền tay nhau như một chiêu giữ chồng hiệu quả, cánh mày râu đưa ra những bình luận hài hước, rất nhiều người vợ tag ngay tên chồng mình vào như một lời cảnh báo nhẹ nhàng mà đầy sức nặng.

Chỉ sau đúng 1 ngày, video đã có hơn 1 triệu lượt xem, gần 40.000 lượt chia sẻ. Đoạn phim tập trung xoáy vào cuộc sống hôn nhân, tuyệt nhiên không đả động gì tới chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, duy chỉ có vài phân cảnh lồng ghép khéo léo một vài sản phẩm mà không hề làm đứt mạch cảm xúc của người xem. Logo Kids Plaza xuất hiện ngắn ngủi vài giây khi đoạn phim đã kết thúc nhưng cũng đủ đọng lại trong tâm trí người xem và khiến họ à lên một tiếng “Thì ra là quảng cáo” mà không hề thấy khó chịu.

Xem video tại đây!

2

Sản phẩm được lồng ghép khéo léo

Không phải cứ “vừa lòng đám đông” là hiệu quả

Cuối tháng 9/2016, Kids Plaza lại khiến cộng đồng xôn xao bởi chiến dịch đầy táo bạo: 10 PG giả bầu trượt patin trên phố mang theo thông điệp “Trai hay gái đều có quyền làm người”. Sự kiện này đã nhận những phản ứng trái chiều từ dư luận và tốn không ít giấy mực khi gần 100 kênh báo chí, truyền hình liên tục đưa tin.

Tại sao lại là bà bầu trượt patin? Một hình ảnh nhiều người đánh giá là phản cảm, không phù hợp. Không tự nhiên Kids Plaza lại chọn phương án gây nhiều tranh cãi như vậy. Nếu không có một cách truyền tải thật ấn tượng, liệu có ai để ý đến vấn đề “không mới”, “không quá nóng” đó là lựa chọn giới tính thai nhi.

Việc cố sinh một đứa con có giới tính như mong muốn không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề mất cân bằng giới tính của xã hội mà ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm lý của người phụ nữ, gây những rạn nứt trong cuộc sống hôn nhân gia đình.

Chính vì vậy người mẹ xuống phố để bảo vệ cho đứa con của mình, dù trai gay gái chúng đều có quyền làm người. Kids Plaza mong muốn những hình ảnh này sẽ tác động mạnh mẽ vào suy nghĩ của những người đã, đang và sắp làm cha mẹ.

Một chiến dịch thành công và để lại dấu ấn không chỉ đưa ra vấn đề xã hội một cách nhanh nhạy, mang tính nhân văn sâu sắc, được nhiều người quan tâm và ủng hộ. Đôi khi nó sẽ vấp phải những lời chê trách, nhận những phản ứng trái chiều từ dư luận. Đừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người mà hãy tìm cách để thông điệp muốn truyền tải xuất hiện một cách ấn tượng nhất, độc đáo nhất và kết quả đạt được là phải khắc sâu thông điệp đó vào trong tâm trí mọi người.

Hãy kể một câu chuyện liền mạch

Hãy truyền thông bằng cách kể một câu chuyện ấn tượng ngay từ những cảnh mở đầu, có thắt – mở, có cao trào. Và mỗi chiến dịch không chỉ dừng ở một mảnh ghép đơn lẻ, hãy biến nó thành một bức tranh sống động đầy màu sắc.

“Trai hay gái đều có quyền làm người” là một câu chuyện như thế. Sau sự kiện “bà bầu trượt patin”, Kids Plaza tiếp tục cho ra mắt ca khúc với giai điệu trẻ trung, ca từ mang ý nghĩa sâu sắc, đưa một làn gió âm nhạc hoàn toàn mới tới đối tượng là các cặp vợ chồng trẻ, các bạn trẻ chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân. Ca khúc đã nhận được sự yêu mến và tạo thích thú cho người nghe.

Ngay sau đó, Kids Plaza tung ra một video viral ấn tượng, chạm tới nỗi đau, nỗi day dứt của rất nhiều cặp vợ chồng. Một phim ngắn xúc động, lấy nước mắt và lay động trái tim người xem khiến ai cũng phải suy ngẫm.

Kids Plaza đã làm “thức dậy” một câu chuyện tưởng chừng như đã chìm sâu trong giấc ngủ quên, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, tác động mạnh vào những suy nghĩ của những người đã, đang và sắp làm cha mẹ.

Xem video tại đây!

lbb

Không khó để thấy muôn vàn chiêu thức truyền thông trên mạng xã hội hiện nay. Và để đánh giá chiến dịch đó có thành công hay không thì hãy nhìn vào những con số. Mức lan tỏa của chiến dịch đến đâu, độ phủ sóng trên các kênh báo chí như thế nào, lượt thích, bình luận, chia sẻ… và chiến dịch ấy đã tác động gì tới ý thức của người tiêu dùng, mang tới giá trị gì cho cộng đồng. Và quan trọng nhất, cũng chính là mục đích lớn nhất của các chiến dịch truyền thông: thương hiệu, sản phẩm của bạn có để lại ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng  hay không?

Truyền thông là công cụ không thể thiếu trong chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng truyền thông như thế nào để đạt hiệu quả là bài toán hóc búa mà các chuyên gia truyền thông vẫn miệt mài tìm tòi và không ngừng sáng tạo!