Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ và cách khắc phục

0
2931

1. Bất thường ở hemoglobin

Bệnh di truyền có thể gây ra bất thường lượng hemoglobin trong cơ thể, làm giảm số lượng hồng cầu, dẫn tới tình trạng thiếu máu mà điển hình là thiếu máu tế bào hình liềm. Trong khi cơ cấu và chức năng của hồng cầu phụ thuộc vào lượng hemoglobin có trong cơ thể. Nhưng vấn đề này không phải là quá phổ biến ở trẻ sơ sinh.

2. Hình dạng bất thường của hồng cầu

Hồng cầu có hình dạng giống như một chiếc bánh rán, khi di chuyển qua những mạch máu nhỏ nhất nó có thể linh hoạt để đi qua những đoạn nhỏ đó, có những mạch máu nhỏ đến mức tại cùng một thời điểm chỉ có một hồng cầu di chuyển qua được. Nếu hình dạng hồng cầu bị bất thường nó sẽ không di chuyển qua được bị tiêu diệt tại đây và dẫn tới tình trạng thiếu máu.

3. Biến dạng trong xương tủy

Hồng cầu được sản sinh là do tủy xương có vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu. Tủy xương mà bị biến dạng thì quá trình sản xuất hồng cầu cũng bị ảnh hưởng. Viruts và khói thuốc lá gây rối loạn chức năng này, Bệnh bạch cầu hay ung thư xương tủy là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này.

4. Dinh dưỡng không đúng

Thiếu máu và thiếu sắt, vitamin B12 và dinh dưỡng không đúng làm quá trình sản xuất hồng cầu không đủ gây ra tình trạng thiếu máu. Nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ thì bạn không phải lo lắng nhưng nếu bé sinh non hoặc nuôi bằng sữa bò thì mẹ nên chú ý điều này.

5. Nguyên nhân khác

Các bệnh mãn tính cũng có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào và giảm hồng cầu gây ra tình trạng thiếu máu. Cho bé tiếp xúc với các đồ chơi nhiễm độc chì cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ.

6. Làm gì khi bé bị thiếu máu

Chế độ dinh dưỡng tốt đóng vai trò rất lớn trong quá trình tạo máu cho trẻ.

Các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt có tác dụng tạo máu như: Gan, tim, trứng, thịt đỏ, tôm, cá, cua, đậu, đỗ, lạc, vừng, các loại rau xanh và quả chín.

Bổ sung thịt đỏ vào thực đơn hàng ngày giúp bé phòng được bệnh thiếu máu (ảnh minh họa)

Cho trẻ ăn dặm, ăn bổ sung đúng tuổi, đúng lượng và thành phần dinh dưỡng. Trong thực đơn hàng ngày cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều sắt.

Cho trẻ ăn thêm các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu sắt như: cam, quýt, đu đủ, xoài, chuối, dâu tây, táo………..

Nếu bé bị thiếu máu nặng phải cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ vì thực phẩm, chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ.