Những điều cần biết về đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

0
1595

Hà nội gần đây đang bùng phát dịch đau mắt đỏ và ngày càng nghiêm trọng, để tránh cho con trẻ cũng như gia đình khỏi dịch bệnh này cha mẹ cần chú ý đến những điều sau:

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do vi khuẩn hoặc vi rút Adenovirus (đa phần là do vi rút) gây ra. Triệu chứng đầu tiên khi bị bệnh là mắt có vằn đỏ, mắt khó chịu, mí mắt có thể bị phồng và nhạy cảm với ánh sáng,  chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ nhất là sau khi ngủ dậy có khi không mở mắt ra được vì gỉ bám xung quanh mắt. Người bệnh cũng có thể có cảm giác mệt mỏi, hâm hấp sốt, đau họng ho và có khi nổi hạch.

Bệnh đau mắt đỏ dễ trở thành dịch vì nó dễ lây từ người này sang người khác nhất là khi tiếp xúc với dịch tiết từ mắt người bệnh như: ghèn, nước mắt, nước mũi khi dùng chung khăn tay,lây qua dịch tiết nước bọt khi bệnh nhân ho, hắt xì, giao tiếp. Lây qua nước trong hồ bơi, các vật dụng như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, vòi rửa tay… Thông thường bệnh thường được ủ từ 4 đến 10 ngày tùy theo sức khỏe và hệ miễn dịch mà biểu hiện bệnh nặng hay nhẹ.

Đau mắt đỏ không có thuốc đặc trị bệnh thường tự khỏi sau 6 đến 10 ngày nếu được chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cẩn thận, viruts sẽ tự hết do đó bạn cần chăm sóc và áp dụng các biện pháp phòng tránh tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé và gia đình nhé.

Nhỏ mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý, không tự ý mua thuốc dùng nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ kê đơn để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

đau-mắt-đỏ

Khi nhỏ thuốc cho bé bạn nên đặt bé nằm nghiêng và thấm dịch mắt bằng gạc và bông (ảnh minh họa)

Nếu bé bị đau một bên mắt bố mẹ hãy vệ sinh mắt cho bé cẩn thận tránh lây sang mắt còn lại, cho bé nằm nghiêng sang một bên, rồi dùng nước muối nhỏ mắt sinh lý cho bé, dùng gạc hoặc bông y tế lau gỉ và nước mắt chảy ra khi nhỏ mắt.

Khi vệ sinh mắt cho bé, cha mẹ cần vệ sinh chân tay thật sạch sẽ, rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn. Tránh dụi mắt, sờ vào các nguồn dễ lây bệnh ở nơi công cộng.

Nếu mắt bé mờ đi, biểu hiện nặng hơn cần đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nên cho bé nghỉ học ở nhà để tránh lây sang cho các bé khác, cần cho bé nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Nếu trong nhà có người bị đau mắt đỏ thì không dùng chung đồ dùng với người bệnh. Như khăn mặt, chậu rửa mặt,bát đũa, thuốc tra mắt….người bị đau mắt đỏ cần đeo khẩu trang và kính mắt để tránh lây lan, luôn vệ sinh tay sạch sẽ, không đưa tay dụi mắt. Cả nhà cần uống nhiều nước đặc biệt là nước cam để thải chất độc và tăng sức đề kháng cơ thể.

– Phòng bệnh là một công tác quan trọng trong việc hạn chế lây lan. Mẹ và cả nhà nên thường xuyên rửa tay chân sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên. Tránh đến nơi đông người, đặc biệt là nguồn dịch. Tránh dụi tay vào mắt. Hạn chế bơi lội trong giai đoạn phát dịch.

– Khi đi ra ngoài, mẹ cần cho bé đeo kính để bảo vệ mắt cho con, chắn bụi, chắn virus.

– Rửa mặt, rửa mắt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, dùng khăn riêng. Vệ sinh khăn mặt của mình bằng cách giặt sạch và phơi ngoài nắng. Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, thường xuyên giặt ga giường, vỏ gối,…