“Thông điệp” bé yêu gửi sau mỗi cú đạp

0
77940

9 tháng 10 ngày mang thai cũng là ngần ấy thời gian mẹ phải đối mặt với bao khó chịu, vất vả. Song, khi cảm nhận được những cú đá của bé con trong bụng, đây chắc chắn là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt và hạnh phúc đối với các bà mẹ. Vậy “thông điệp” mà các bé gửi đến mẹ là gì hay đó chỉ là những cú đạp đơn thuần của bé.

1. Năng đá chứng tỏ bé khỏe mạnh

Những cú đá của bé chứng tỏ bé yếu nhà mình đãng phát triển rất khỏe mạnh và đặt được một “cột mốc” mới trong quá trình phát triển, cú đá cũng cho thấy bé khá năng hoạt động. Ngoài ra, mẹ có thể cảm thấy như bụng mình rung lên mỗi khi bé đá, bé bị nấc hay bé chuyển mình, duỗi tay và chân.

Các bài viết liên quan: 

2. Phản hồi lại những thay đổi của môi trường

Khi gặp những thay đổi của môi trường xung quanh, thai nhi thường phản hồi lại bằng cách đá vào bụng mẹ. Khi có tiếng ồn hay thức ăn mà mẹ vừa ăn bé có thể di chuyển hay duỗi tay, duỗi chân ra để phản ứng.

Mẹ cũng có thể cảm nhận được phản ứng của bé khi mẹ đang nghe nhạc, có thể bé đang rất “hưng phấn” khi nghe nhạc cùng mẹ.

be-dap-trong-bung-me-1

3. Bé đá nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái

Khi mẹ bầu nằm nghiêng về bên trái sẽ cảm thấy bé đạp nhiều hơn. Do việc mẹ nằm nghiêng bên trái khi mang thai sẽ làm tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi. Chính vì thế bé sẽ trở nên vận động tích cực hơn.

4. Bé đã nhiều hơn sau khi mẹ ăn

Mẹ có thể nhận thấy rằng sau mỗi bữa ăn tần suất các cú đá của bé cũng tăng lên. Thông thường, một em bé khỏe mạnh sẽ đá khoảng từ 15 – 20 lần mỗi ngày.

5. Bé “đá mẹ” khi nào?

Vào khoảng 9 tuần tuổi là thai nhi đã có thể “khua chân múa tay ” trong bụng mẹ. Tuy nhiên, những di chuyển này rất nhẹ nhàng, các mẹ hầu như sẽ không cảm nhận hay phân biệt được nhưng di chuyển trong bụng có thực sự là do bé hay không. Sau tuần thứ 24 của thai kỳ, các mẹ sẽ cảm nhận được các cú đá thường xuyên và rõ rệt hơn. Đối với các mẹ tập 2, các mẹ có thể cảm nhận được những cú đá của bé sớm hơn, thậm chí là ngay tuần thứ 13 của thai kỳ.

3

 

6. Bé đá ít đi có vấn đề gì không?

Nếu bé nhà bạn đột ngột không còn vận động, hay việc vận động ít dần trong bụng mẹ thì đây là dấu hiệu không tốt. Nguyên nhân của việc này có nhiều khả năng là do nguồn cung cấp oxy cho thai nhi không đủ. Tần suất chuyển động của thai nhi có thể giảm do sự sụt giảm lượng đường trong máu của mẹ làm ảnh hưởng đến bé.

Mẹ cũng nên chú ý, sau khi mẹ ăn xong mà không thấy bé di chuyển trong bụng hay đá. Trong trường hợp này mẹ có thể uống một ly nước lạnh hay đi bộ xung quanh để xem phản ứng của bé. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên các mẹ hãy đến trung tâm y tế để làm các xét nghiệm đo nhịp tim thai để xác định nguyên nhân.

7. Bé đá ít hơn sau tuần 36:

Sau tuần thứ 36 của thai kỳ mẹ có thể cảm thấy bé vận động ít hơn trong bụng mình. Nguyên nhân có thể là do thai nhi lúc này đã khá lớn và không gian để hoạt động cũng giảm đi.

Liên quan: Máy hút sữa Spectra – giải pháp hữu hiệu cho vấn đề tắc tia sữa giai đoạn đầu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM