14 thực phẩm trị táo bón cho trẻ dễ chế biến và 4 lưu ý quan trọng

0
982

Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ thoát khỏi tình trạng táo bón. Mẹ hãy tham khảo ngay 14 loại thực phẩm trị táo bón cho trẻ dễ chế biến trong bài viết sau để thêm vào thực đơn hằng ngày nhé.

1. 14 Thực phẩm trị táo bón cho trẻ cùng cách chế biến đơn giản 

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ: “Chất xơ hỗ trợ mọi thứ di chuyển trong đường ruột”. Do đó, một chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru, chống lại và ngăn ngừa táo bón.

Tuy nhiên, thực tế hầu hết trẻ em không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ. Một nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng chỉ có 9% trẻ 2,3 tuổi đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ cơ bản và con số này giảm xuống còn 7.5% đối với trẻ 4 tuổi.

Chính vì vậy, mẹ cần chú ý bổ sung đủ lượng chất xơ cho trẻ mỗi ngày để đẩy lùi táo bón. Lượng chất xơ cơ thể bé cần được tính bằng số tuổi cộng thêm 5 đơn vị (Ví dụ bé 3 tuổi thì lượng chất xơ cần thiết là 8g/ngày). Mặc dù không thể tính toán chính xác nhưng mẹ có thể bổ sung ước chừng qua chế độ ăn của con. 

Dưới đây là danh sách thực phẩm giàu chất xơ và các dưỡng chất chống táo bón khác mà mẹ có thể tham khảo để xây dựng thực đơn cho bé.

1.1. Bông cải xanh

thuc-pham-tri-tao-bon-cho-tre-1
Chế biến món ăn từ bông cải xanh giúp bé hết táo bón

Bông cải xanh (Súp lơ xanh) là một loại rau chứa lượng chất xơ dồi dào giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng cường tiêu hóa và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Trong 91g bông cải xanh tươi chứa đến 2,4g chất xơ. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều dưỡng chất khác như Vitamin C, K, B9 rất có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Dưới đây là 2 cách chế biến món ăn dặm từ bông cải xanh vừa đơn giản vừa giúp bé yêu hết táo bón:

Súp bông cải xanh bí đỏ

  • Nguyên liệu: 1 miếng bí đỏ nhỏ, 2 nhánh bông cải xanh, 1 thìa dầu oliu và nước đun sôi để nguội.
  • Cách làm: 
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ sau đó trộn với dầu oliu và đem đi nướng đến khi mềm.
  • Rửa sạch bông cải xanh và hấp chín.
    • Xay nhuyễn hỗn hợp bí đỏ, súp lơ xanh với một chút nước.
    • Đổ súp bông cải xanh bí đỏ ra bát, để nguội bớt và cho bé ăn.

Cháo bông cải xanh thịt gà

  • Nguyên liệu: 30g thịt gà, 30g bông cải xanh, 35g cháo đặc hoặc cháo hạt vỡ, 1 thìa dầu ăn dặm.
  • Cách làm: 
    • Thịt gà rửa sạch và xay nhỏ.
    • Bông cải xanh rửa sạch đem đi luộc rồi xay nhỏ.
    • Cho cháo vào nước vừa luộc rau nấu trong 10-15 phút và thêm thịt gà, bông cải xanh vào nấu chín mềm.
    • Tắt bếp, thêm dầu ăn và đổ cháo ra bát, để nguội bớt và cho bé ăn..

1.2. Chuối 

Chuối là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp trẻ tiêu hóa tốt, ngăn chặn táo bón. Trong 100g chuối chứa khoảng 2,6g chất xơ, bao gồm 2 loại chính sau:

  • Kháng tinh bột: Loại chất xơ này có trong chuối chưa chín, chúng không được tiêu hóa tại ruột non, khi đến ruột già sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn có lợi.
  • Pectin: Loại chất xơ này có trong chuối chín, tốt cho tiêu hóa và ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Các món ăn dặm cho bé từ chuối mẹ có thể tham khảo như chuối nghiền sữa, sinh tố bơ chuối,…

  • Chuối nghiền sữa: Mẹ chuẩn bị 1 quả chuối và 30ml sữa công thức bé hay dùng. Chuối lột vỏ và tán nhuyễn sau đó trộn với sữa cho bé thưởng thức.
  • Sinh tố bơ chuối: Mẹ chuẩn bị nửa quả chuối và ¼ quả bơ, 2 thìa sữa công thức bé hay dùng. Chuối và bơ lột vỏ, xay/nghiền nhuyễn sau đó trộn với sữa cho bé thưởng thức.

1.3. Rau mồng tơi

Trong 100g rau mồng tơi chứa khoảng 2,5g chất xơ cùng với chất nhầy pectin giúp làm mềm phân, nhuận tràng, giúp trẻ thoát khỏi táo bón. Hơn nữa, rau mồng tơi có tính mát, lành tính, ít gây dị ứng nên rất thích hợp cho bé ăn dặm.

Vậy chế biến rau mồng tơi như thế nào giúp bé ăn ngon miệng, hết táo bón? Mẹ hãy nấu ngay các món cháo mồng tơi dưới đây cho bé nhé!

Cháo mồng tơi thịt lợn

  • Chuẩn bị: 30g gạo hoặc bột gạo, 10 lá mồng tơi, 30g thịt lợn xay, 1 thìa dầu oliu. 
  • Cách làm: 
  • Mẹ cho bột gạo và lượng nước phù hợp vào nồi nấu nhừ. 
  • Rau mồng tơi, thịt lợn rửa sạch xay nhuyễn. 
  • Khi cháo gần chín, mẹ cho thịt lợn xay vào, khuấy đều. 
  • Đến khi cháo chín, mẹ cho rau mồng tơi đã xay vào, đun sôi một lúc rồi tắt bếp, sau đó múc cháo ra bát thêm dầu oliu để nguội bớt và cho bé ăn.

Cháo mồng tơi cá hồi:

  • Chuẩn bị: 50g cá hồi phi lê, 30g gạo hoặc bột gạo, 100g rau mồng tơi, dầu oliu, gừng.
  • Cách làm: 
  • Cá hồi rửa sạch và thấm khô, đun sôi 500ml nước thêm gừng thái lát và cho cá hồi vào luộc trong 2 phút. 
  • Sau đó dầm nhuyễn cá hồi, giữ lại phần nước để nấu cháo. 
  • Rau mồng tơi rửa sạch xay nhuyễn.
    • Cho gạo/bột gạo vào nước luộc cá nấu đến khi chín thì cho cá hồi, rau mồng tơi vào.
    • Thêm gia vị, tiếp tục nấu trong 5 phút rồi tắt bếp, cho cháo ra bát thêm dầu oliu để nguội bớt và cho bé ăn.

1.4. Khoai lang 

thuc-pham-tri-tao-bon-cho-tre-3
Khoai lang là thực phẩm chống táo bón cho trẻ hiệu quả

Khoai lang là thực phẩm chống táo bón cho trẻ hiệu quả bởi vì chúng ngọt, mềm, giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng chất xơ cao (1,3g chất xơ/100g khoai lang). Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn từ khoai lang giúp bé ngăn ngừa táo bón như:

Cháo khoai lang – trứng gà

  • Chuẩn bị: 250g khoai lang, 1 quả trứng gà, sữa tươi/sữa bột đã pha.
  • Cách làm: 
    • Khoai lang gọt sạch vỏ, thái lát và hấp 10-15 phút.
    • Xay khoai lang với sữa tươi hoặc sữa bột đã pha.
    • Cho hỗn hợp lên chảo, thêm lòng đỏ trứng gà khuấy đều đến khi chín thì tắt bếp.
    • Lọc cháo qua rây sạch, để nguội bớt và cho bé ăn.

Súp gà – khoai lang – đậu xanh

  • Chuẩn bị: 1 miếng ức gà, 2-3 thìa bột gạo, 1 nắm đậu xanh và nửa củ khoai lang.
  • Cách làm: 
    • Ức gà rửa sạch, luộc 15-20 phút sau đó vớt ra thái hạt lựu.
    • Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và thái lát.
    • Lọc lấy phần nước gà, cho thêm bột gạo, đậu xanh, khoai lang, thịt gà vào, ninh nhừ trong 40-50 phút.
    • Thêm chút gia vị, tắt bếp và đổ súp ra bát để nguội bớt và cho bé ăn.

Xem thêm: >>> 7 món bột ăn dặm thơm ngon từ khoai lang trị táo bón cực hiệu quả cho bé

1.5. Sắn dây 

Từ xa xưa, sắn dây đã được sử dụng để chữa táo bón bởi vì chúng có tính hàn và chứa nhiều flavonoid, acid amin giúp làm mềm phân, nhuận tràng, thông tiện. Bên cạnh đó, sắn dây còn có tác dụng tăng cường co bóp cơ hoành hậu môn, tăng sinh tân dịch giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

Mẹ có thể dùng sắn dây trị táo bón cho trẻ bằng cách nấu cháo theo các bước sau:

  • Cho 2-3 thì bột sắn dây vào khoảng 300mL nước và khuấy đều.
  • Đun sôi đến khi cháo sắn dây trong và dẻo lại.
  • Đổ cháo sắn dây ra bát, để nguội bớt và cho trẻ ăn.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, do đó, không nên cho con uống bột sắn dây sống tránh gây rối loạn tiêu hóa.

1.6. Vừng đen 

Nếu mẹ đang tìm kiếm loại thực phẩm chữa táo bón cho trẻ hiệu quả thì đừng bỏ qua vừng đen. Bởi vì, loại hạt này giàu chất xơ (30g hạt vừng chưa tách vỏ chứa khoảng 3,5g chất xơ) giúp làm mềm phân và giảm bớt triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Mẹ có thể sử dụng vừng đen ngăn ngừa táo bón cho bé bằng cách rang lên, xay nhuyễn và trộn vào bột hoặc cháo ăn dặm cho bé.

1.7. Bơ

Với hàm lượng chất xơ cao (100g bơ chứa khoảng 7g chất xơ), bơ được xem là loại thực phẩm hàng đầu trị táo bón cho trẻ. Trong đó, lượng chất xơ hòa tan chiếm 25% giúp làm mềm phân và là nguồn nuôi dưỡng lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Hơn nữa, bơ còn có tính chất mềm, dẻo, vị thơm và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ (vitamin, sắt, kali, omega 3,…). Do đó, bơ rất thích hợp để làm món ăn dặm ngừa táo bón cho trẻ.

Về cách chế biến, mẹ nên xay hoặc nghiền nhuyễn bơ, có thể thêm một chút muối giúp trẻ dễ ăn hơn. Lưu ý, mẹ không nên trộn chung bơ với đường, sữa vì dễ khiến phân cứng, tình trạng táo bón của trẻ nặng hơn.

1.8. Cải thảo 

thuc-pham-tri-tao-bon-cho-tre-4
Cải thảo thuộc top thực phẩm giúp trẻ hết táo bón

Cải thảo cũng thuộc top thực phẩm giúp trẻ hết táo bón, bởi vì, loại rau này có vị ngọt mát, tiêu thông tốt và chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho tiêu hóa. Trong 100g cải thảo chứa 0,94g chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón và làm tăng vi khuẩn có lợi.

Một số món ăn dặm các bé yêu thích từ cải thảo như cháo tôm cải thảo, cháo thịt bò cải thảo,…

Cháo tôm cải thảo

    • Chuẩn bị: 2 bẹ cải thảo, 2 con tôm, 35g gạo tẻ/bột gạo, dầu ăn dặm, 1 củ hành tím.
  • Cách làm:
    • Gạo/bột gạo cho vào nồi, thêm nước nấu cháo.
    • Bẹ cải thảo rửa sạch rồi băm nhỏ.
    • Tôm luộc sau đó bỏ vỏ, giã hoặc xay nhỏ.
    • Cho dầu vào chảo, thêm hành tím băm nhỏ phi thơm, cho tôm và cải thảo vào xào.
    • Khi cháo chín, cho hỗn hợp trên vào khuấy đều 2-3 phút, tắt bếp, đổ cháo ra bát, để bớt nóng và cho bé ăn.

Cháo thịt bò cải thảo

  • Chuẩn bị: 20g thịt bò, 2 bẹ cải thảo, 35g bột gạo, dầu ăn dặm.
  • Cách làm:
    • Thịt bò rửa sạch, xay/băm nhuyễn.
    • Bẹ cải thảo rửa sạch, hấp chín và xay nhuyễn.
    • Cho bột gạo, nước vừa đủ vào nồi nấu chín, sau đó thêm thịt bò, cải thảo vào khuấy đều đến khi chín.
    • Đổ cháo thịt bò, cải thảo ra tô, thêm chút dầu ăn, để bớt nóng và cho trẻ ăn.

1.9. Rau bina

Rau bina (rau chân vịt/bó xôi) chứa nhiều vitamin A, C, E, K và chất xơ giúp trẻ chống táo bón. Hàm lượng chất xơ trong 100g cải bó xôi là 2,2g giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện táo bón cho trẻ hiệu quả. Một số món cháo ngon từ rau bina mẹ có thể tham khảo như:

Cháo rau bina thịt heo

  • Chuẩn bị: 30g thịt heo băm, 20g rau bina, 50g bột gạo.
  • Cách làm:
    • Cho bột gạo và lượng nước thích hợp vào nồi nấu 15 phút.
    • Rau bina rửa sạch, thái nhỏ.
    • Khi cháo chín, thêm lần lượt thịt heo băm, rau bina vào khuấy đều, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp.
    • Múc cháo rau bina thịt heo ra bát, để bớt nóng và cho bé ăn.

Cháo tôm rau bina

  • Chuẩn bị: 40g bột gạo, 20g tôm bóc vỏ, 20g rau bina.
  • Cách làm:
  • Cho bột gạo và lượng nước thích hợp vào nồi nấu 15 phút.
    • Nõn tôm băm nhỏ.
    • Rau bina rửa sạch băm nhỏ.
    • Khi cháo chín thêm lần lượt tôm, rau bina vào khuấy đều, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp.
    • Múc cháo tôm rau bina ra bát để bớt nóng và cho bé ăn.

1.10. Củ cải đường 

Củ cải trắng có tính ngọt mát, chứa hàm lượng chất xơ cao (2,8g chất xơ/100g củ cải) giúp tăng cường tiết dịch, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ hiệu quả. Chính vì vậy, mẹ hãy bổ sung các món ăn từ củ cải đường sau vào thực đơn cho bé nhé:

Cháo củ cải đường thịt heo

  • Chuẩn bị: 30g thịt heo băm, 30g củ cải, 35g bột gạo, dầu ăn dặm.
  • Cách làm:
    • Cho bột gạo và lượng nước thích hợp vào nồi nấu 15 phút.
    • Củ cải đường gọt vỏ, rửa sạch, luộc nhừ sau đó nghiền nát.
    • Khi cháo chín, thêm lần lượt thịt heo, củ cải đường vào khuấy đều, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp.
    • Múc cháo củ cải đường thịt heo ra bát, thêm chút dầu ăn, để bớt nóng và cho bé ăn.

Cháo củ cải đường thịt bò

    • Chuẩn bị: 30g thịt bò, 30g củ cải, 35g bột gạo, dầu ăn dặm.
  • Cách làm:
    • Cho bột gạo và lượng nước thích hợp vào nồi nấu 15 phút.
    • Củ cải đường gọt vỏ, rửa sạch, luộc nhừ sau đó nghiền nát.
    • Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ sau đó xay nhuyễn.
    • Khi cháo chín, thêm lần lượt thịt bò, củ cải đường vào khuấy đều, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp.
    • Múc cháo củ cải đường thịt bò ra bát, thêm chút dầu ăn, để bớt nóng và cho bé ăn.

1.11. Yến mạch

100g yến mạch chứa đến 10,6g chất xơ. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong yến mạch sẽ giúp bé giảm đầy bụng, khó tiêu, cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng. Một số món cháo ngon từ yến mạch mẹ có thể tham khảo như:

Cháo gà – yến mạch – đậu hà lan

  • Chuẩn bị: 200g yến mạch, 50g đậu hà lan, 100g thịt gà, 1 củ cà rốt, hành tím, dầu ăn dặm, gia vị.
  • Cách làm:
    • Thịt gà rửa sạch bỏ phần da, thái miếng và đem xay nhỏ.
    • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái sợi.
    • Đậu hà lan tách vỏ, rửa sạch.
    • Phi hành và thêm thịt gà vào xào săn, cho nước vào đun sôi.
    • Cho yến mạch vào, khuấy đều, thêm gia vị.
    • Khi yến mạch chín, thêm lần lượt đậu hà lan, cà rốt vào khuấy đều, đun sôi thêm 10 phút rồi tắt bếp.
    • Múc cháo ra bát hoặc lọc qua rây nếu bé còn nhỏ, để cháo bớt nóng và cho bé ăn.

Cháo yến mạch – bí đỏ 

  • Chuẩn bị: 30g yến mạch, 100g bí đỏ, 50ml nước lọc, 70ml whipping cream, dầu oliu.
  • Cách làm:
    • Bí đỏ loại bỏ phần vỏ cứng, rửa sạch, cắt miếng sau đó đem đi hấp và tán nhuyễn.
    • Ngâm yến mạch 10 phút trong nước sau đó đun sôi.
    • Khi yến mạch chín, cho bí đỏ, gia vị vào khuấy đều, đun sôi thêm 10 phút.
    • Trộn whipping cream với một chút dầu oliu, đun nóng, khuấy đều.
    • Múc cháo yến mạch bí đỏ ra bát, thêm hỗn hợp trên vào, để bớt nóng và cho bé ăn.

1.12. Đu đủ 

thuc-pham-tri-tao-bon-cho-tre-5
Đu đủ giúp trẻ cải thiện chứng táo bón hiệu quả

Đu đủ không chỉ giàu chất xơ (3g chất xơ/152g thịt quả) mà còn chứa enzym papain giúp trẻ cải thiện chứng táo bón hiệu quả, ngăn ngừa tích tụ protein khó tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt chất folate có trong đu đủ cũng giúp nâng cao sức đề kháng đường ruột cho trẻ.

Mẹ có thể dùng đu đủ khắc phục tình trạng táo bón cho bé bằng cách xay nhuyễn vài miếng đu đủ chín cho con ăn hoặc lọc lấy phần nước cho con uống.

1.13. Nho 

Nho cũng là loại trái cây thường được các mẹ bỉm sữa thêm vào thực đơn trị táo bón cho trẻ. Bởi vì, nho vừa tốt cho sức khỏe trẻ vừa chứa nhiều chất xơ giúp làm mềm phân, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Mẹ chọn nho tươi, sạch cho bé ăn trực tiếp hoặc cho uống nước ép nho để chống lại táo bón nhé.

1.14. Các loại quả họ cam 

Các loại quả họ cam như bưởi, cam, quýt giàu chất xơ giúp đẩy lùi táo bón cho trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, các loại quả này còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, naringenin, lycopene giúp nhuận tràng, tăng tiết dịch đại tràng và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng đường ruột. Mẹ có thể cho trẻ ăn trực tiếp múi quả hoặc ép lấy nước nguyên chất cho bé uống để ngăn ngừa táo bón.

Xem thêm: >>> Các món ăn trị táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả

2. Lưu ý khi sử dụng thực phẩm trị táo bón cho trẻ

Khi sử dụng thực phẩm chữa táo bón cho trẻ, mẹ cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu nhất:

Không chế biến dưới dạng chiên xào

Thực phẩm chiên xào ở nhiệt độ cao dễ bị mất dinh dưỡng hoặc sinh ra các hoạt chất gây hại cho sức khỏe và cả đường ruột của trẻ. Hơn nữa, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ có thể khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng và tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, mẹ nên tránh xa phương pháp chế biến này nếu muốn con nhanh khỏi táo bón.

Nên chế biến đa dạng món ăn

Có rất nhiều thực phẩm giúp trẻ chống lại táo bón, chính vì vậy, mẹ nên thay đổi thực đơn mỗi ngày và đổi mới phương pháp chế biến để bé không bị chán ăn và ăn ngon miệng hơn.

Làm món ăn thành cách hình thù bé thích

Chỉ cần bỏ chút thời gian sáng tạo, trang trí món ăn theo các hình thù bé thích, mẹ đã giúp con thấy hứng thú hơn, ăn nhiều và ngon miệng hơn.

Cho bé uống nước mỗi ngày

Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày tưởng chừng là việc làm đơn giản nhưng lại giúp trẻ ngăn ngừa và khắc phục tình trạng táo bón hiệu quả. Nước có tác dụng làm mềm phân và hỗ trợ vận chuyển chất thải trong đại tràng dễ dàng hơn. Do đó, bên cạnh việc tăng cường cho bé ăn thực phẩm trị táo bón, mẹ nên chú ý cho bé uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Lựa chọn sữa phù hợp

Sữa là “thực phẩm” quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho bé hằng ngày. Do đó, thành phần sữa ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên chọn các loại sữa bột dành cho trẻ táo bón được bổ sung thêm nhiều thành phần hỗ trợ tiêu hóa để giúp bé cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón như:

  • Tiền lợi khuẩn
  • Đường oligosaccharide
  • Chất xơ GOS
  • Vitamin,…

Sữa Morinaga của Nhật thuộc top đầu các loại sữa cho trẻ bị táo bón tốt nhất. Vì chúng có chứa hàm lượng lớn Lactoferrin (hỗ trợ trợ tăng đề kháng tiêu hóa), bổ sung 2,8 tỷ lợi khuẩn BB536 (cân bằng lợi khuẩn), các vi chất chất cần thiết cho hệ tiêu hóa của bé. Nhờ bổ sung đa dạng các dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa nên Morinaga được mệnh danh là “Sữa rau mát dạ cho bé”. 

Hiện nay, sữa Morinaga có 3 dòng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, đó là:

  • Hagukumi (0 – 6 tháng tuổi): Sữa Morinaga Hagukumi chứa nhiều thành phần có lợi cho tiêu hóa như tiền lợi khuẩn Bifidus, đường Lactose, Raffinose, Kẽm Sulfat và vitamin nhóm B,…
  • Chilmil (6 – 36 tháng tuổi): Sữa Morinaga Chilmil được bổ sung thêm các thành phần tiền lợi khuẩn Bifidus, đường Lactulose, Raffinose, vitamin nhóm B,…
  • Kodomil (trên 36 tháng tuổi): Sữa Morinaga Kodomil chứa tiền lợi khuẩn Bifidus, BB536; đường Lactulose; chất xơ GOS và vitamin nhóm B,…
thuc-pham-tri-tao-bon-cho-tre-2
Morinaga – sữa tốt cho tiêu hóa của trẻ

Xem thêm: >>> 10 loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng trên 1 tuổi tốt nhất

3. Giải đáp thắc mắc thực phẩm trị táo bón cho trẻ?

Có rất nhiều loại thực phẩm hay món ăn giúp trẻ chống lại chứng táo bón, tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng sử dụng được tất cả các thực phẩm này. Mẹ hãy tham khảo ngay hướng dẫn chọn thực phẩm chống táo bón cho trẻ theo độ tuổi dưới đây nhé.

3.1. Trẻ 8 tháng bị táo bón ăn gì? 

Trẻ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6, dù vậy đến 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con vẫn còn non yếu, dễ bị táo bón do chưa thể thích nghi với việc chuyển đổi từ sữa sang thức ăn thô. Chính vì vậy, với trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón, mẹ nên cân nhắc thay đổi loại sữa tốt cho tiêu hóa và lựa chọn các loại thực phẩm chống táo bón phù hợp như:

  • Rau củ giàu chất xơ (bông cải xanh, rau bina, khoai lang,…).
  • Các loại quả mọng (chuối, nho, cam, táo, lê, việt quất,…).
  • Các loại hạt (hạt chia, óc chó, hạt lanh,…)

Đặc biệt, mẹ cần ghi nhớ danh sách thực phẩm “cấm” dùng cho trẻ dưới 12 tháng như muối, đường, hải sản có vỏ, phô mai, pate gan động vật, sữa bò, mật ong, socola, trứng sống, thịt cá kiếm, cá maclin,…

3.2. Trẻ 10 tháng bị táo bón ăn gì? 

Với trẻ 10 tháng tuổi, hệ tiêu hóa cũng chưa ổn định, tính chất phân của trẻ có thể thay đổi rắn lỏng thất thường. Ở giai đoạn này, một số mẹ lo bé thiếu chất, do đó, thường ép con ăn dư thừa nhiều chất đạm nhưng lại thiếu chất xơ.

Tương tự như trẻ 8 tháng, trường hợp trẻ 10 tháng tuổi bị táo bón, mẹ nên đổi loại sữa mát tiêu hóa cho bé, điều chỉnh lại chế độ ăn giàu chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn các loại rau củ quả như bông cải xanh, mồng tơi, chuối, đu đủ chín, bơ, cam,…. 

Bên cạnh đó, mẹ không được cho bé ăn các món ăn thuộc danh sách thực phẩm “cấm” dùng cho bé dưới 12 tháng tuổi vừa nêu ở mục trên.

3.3. Trẻ 2 tuổi bị táo bón nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, lười uống nước, loạn khuẩn đường ruột, tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 2 tuổi bị táo bón. 

Để giúp bé cải thiện nhanh tình trạng táo bón, mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn cân bằng, giàu chất xơ. Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung đủ nước, dùng thuốc đúng theo chỉ định và sử dụng một số sản phẩm như sữa, vitamin, thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn, tăng cường tiêu hóa cho bé,…

Mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm chống táo bón cho trẻ 2 tuổi như rau má, rau mồng tơi, mè đen, cam, chanh, mật ong,…

3.4. Trẻ 3 tuổi bị táo bón nên ăn gì?

Thực đơn trị táo bón cho trẻ 3 tuổi nên được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như chất xơ, chất bột, chất đạm, magie, kẽm thông qua các thực phẩm dưới đây:

  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều,…
  • Các loại củ: Khoai lang, củ cải, bí đỏ, cà rốt,…
  • Các loại trái cây: Chuối, bơ, đu đủ, táo,…
  • Các loại rau: Củ cải đường, bông cải xanh, rau bina,…

Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý một số điều sau:

  • Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ngọt,…
  • Tập cho con thói quen đi vệ sinh đúng giờ (tốt nhất vào buổi sáng).
  • Nhắc nhở bé uống nhiều nước.
  • Hướng dẫn con vận động điều độ mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm sữa tốt cho tiêu hóa, thực phẩm chức năng hỗ trợ trị táo bón cho trẻ,…

3.5. Trẻ 4 tuổi bị táo bón nên ăn gì?

Chế độ ăn uống mỗi ngày là yếu tố quyết định trẻ đi đại tiện có dễ dàng không. Với trẻ 4 tuổi bị táo bón, mẹ cần bổ sung vào thực đơn của trẻ những món ăn giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất như khoai lang, rau cải, chuối, sữa chua,…

Ở độ tuổi này, bé đã ăn được hầu hết các loại thức ăn, gia vị không cần kiêng khem nên mẹ có thể thoải mái lựa chọn các loại thực phẩm trị táo bón mà bé thích để chế biến. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên áp dụng một số biện pháp khác giúp bé ngăn ngừa táo bón tương tự như đã nêu ở phần trên.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu chi tiết cho các mẹ về 14 loại thực phẩm trị táo bón cho trẻ dễ chế biến, hiệu quả cao và những lưu ý chung khi sử dụng. Hy vọng những thông tin hữu ích này giúp mẹ xây dựng được thực đơn đẩy lùi táo bón cho bé hiệu quả, phù hợp nhất. Nếu mẹ còn thắc mắc về các loại thực phẩm này hay về vấn đề sức khỏe của trẻ thì hãy kết nối ngay với chuyên gia qua hotline 1800.6608 để được giải đáp miễn phí.

Tin liên quan: