4 lỗi thường gặp khi con ăn dặm mà không phải mẹ nào cũng nhận ra

0
528

Khi con yêu đến độ tuổi ăn dặm, mẹ thường dành khá nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu ra những món ăn dinh dưỡng cũng như những điều cần tránh khi cho con ăn dặm. Tuy nhiên dù đã nghiên cứu cẩn thận nhưng cũng có khá nhiều mẹ vẫn không thể tránh khỏi những lỗi trong khi chuẩn bị đồ ăn cho bé mà vô tình không nhận ra điều đó. Hãy cùng xem mình có mắc phải 4 sai lầm “vô tình” dưới đây không nhé.

1. Cho bé ăn quá nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn

Táo bón là nỗi lo không thể tránh khỏi của những bà mẹ chăm con nhỏ. Chính vì vậy mà khi chuẩn bị ăn dặm cho con, các mẹ thường thêm những thực phẩm bổ sung chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón có thể xảy ra cũng như góp phần cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.

Mẹ nên biết, nhu cầu chất xơ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi và sự phát triển của trẻ nhỏ và thông thường được tính bằng công thức: Số lượng chất xơ trong ngày(gr) =  số tuổi + 5.

Nếu bổ sung lượng chất xơ ở mức độ hợp lý, đặc biệt là chất xơ hòa tan sẽ là phương thức tự nhiên và an toàn để trị căn bệnh táo bón cũng như củng cố lại hệ tiêu hóa còn non nớt, kích thích việc hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Các mẹ có thể dễ dàng tìm thấy chất xơ hòa tan trong khoai tây, bắp cải, các loại rau nhớt như mồng tơi, rau đay và một số trái cây như chuối, cà rốt, gạo để thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Tuy nhiên cũng chính vì điều đó mà khá nhiều mẹ đã “lạm dụng” vai trò của những thực phẩm giàu chất xơ này và tất nhiên điều này chưa hẳn đã tốt cho sức khỏe của bé.

Việc ăn quá nhiều chất xơ có thể gây hại đến việc hấp thụ một số thức ăn đồng hóa trực tiếp như sắt, đồng và kẽm, mặt khác còn khiến trẻ cảm thấy chướng bụng, mất cảm giác ngon miệng. Do đó mẹ chỉ nên cho trẻ ăn ở mức độ vừa phải, phù hợp với nhu cầu cơ thể của bé dù thực phẩm đó có tốt đến đâu nhé!

lỗi thường gặp khi con ăn dặm cho bé ăn quá nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn

2. Chuẩn bị nhiều bữa trong 1 lần nấu

Cuộc sống bận rộn, bạn không khó để thấy hiện tượng mẹ tranh thủ nấu 1 nồi cháo lớn cho bé vào buổi sáng và hâm đi hâm lại cho bé ăn nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ gây cảm giác ngán và nếu việc này diễn ra liên tục sẽ dần khiến bé biếng ăn. Bên cạnh đó việc hâm lại thức ăn nhiều lần sẽ làm hao hụt đi 1 cách đáng kể lượng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có trong thức ăn.

Vì vậy mẹ nên dành 1 chút thời gian để chuẩn bị cho con những bữa ăn thơm ngon, tươi và giàu dinh dưỡng để vừa kích thích con ăn ngon miệng vừa đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho con.

Và 1 gợi ý lý tưởng trong hoàn cảnh này đó là sử dụng những loại cháo tươi ăn liền được chế biến sẵn. Các loại cháo ăn dặm này vừa đa dạng về hương vị như cá hồi rau cải, thịt bằm bí đỏ,…vừa giàu dinh dưỡng cần thiết cho bé và đặc biệt chúng không chứa chất bảo quản. Đây có thể xem là sản phẩm giúp hỗ trợ mẹ trong việc nuôi con không vất vả, các mẹ hãy tham khảo tại link sau nhé: http://www.kidsplaza.vn/thuc-an-dinh-duong-dong-lo.html.

lỗi thường gặp khi con ăn dặm là chuẩn bị nhiều bữa trong 1 lần nấu

3. Chế biến và sử dụng dầu olive ở nhiệt độ cao

Dầu olive không còn gì xa lạ với các mẹ. Đây là 1 loại chất béo không bão hòa đơn Omega-3, giàu vitamin E, hàm lượng chất chống oxy hóa cao và còn chứa cả Carbonhydrate, chất xơ, Vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy mà ngày càng nhiều mẹ dùng sản phẩm này để thêm vào bữa ăn hàng ngày cho các bé ăn dặm.

Tuy nhiên lại có nhiều mẹ chưa nắm rõ quy tắc khi sử dụng dầu olive trong chế biến nên làm lãng phí đi những dưỡng chất có trong dầu. Quy tắc để thêm những loại dầu ăn vào trong chế biến đó là chỉ nên thêm dầu ô liu vào nồi cháo của bé khi đã nhắc khỏi bếp và nhiệt độ nguội bớt. Ngoài ra, chỉ có loại dầu ô liu tinh chế (Refined) mới chịu được nhiệt độ cao, khoảng 210ºC. Như vậy sẽ đảm bảo những chất trong dầu còn giữ nguyên vẹn.

lỗi thường gặp khi con ăn dặm là chế biến và sử dụng dầu olive ở nhiệt độ cao

4. Tráng miệng bằng trái cây sau bữa ăn

Nhiều mẹ mang thói quen của người lớn, ăn một ít trái cây như cam, nho,… cho sạch miệng sau khi ăn áp dụng cả cho việc ăn dặm của bé. Điều này không tốt cho hệ tiêu hóa của bé và còn làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

Mặt khác, theo các chuyên gia, trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên ăn nhiều trái cây như cam, nho, quýt, dâu tây. Còn dứa, xoài, kiwi chỉ nên cho trẻ trên 2 tuổi ăn. Chỉ nên cho bé dưới 12 tháng ăn các loại trái cây dễ tiêu hóa và lành tính như: chuối, táo, lê, bơ, đào với một lượng nhỏ và ăn vào lúc khoảng giữa 2 bữa ăn chính hoặc sau khi ăn 2 tiếng.

lỗi thường gặp khi con ăn dặm là tráng miệng bằng trái cây sau bữa ăn

>>> Tin liên quan: