Ăn dặm bao lâu thì nên chuyển vị cho con?

0
12868

Bước vào giai đoạn ăn dặm tháng thứ 6, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển nhanh và có thể dung nạp được những thực phẩm ngoài sữa mẹ. Nhưng nên cho trẻ ăn dặm bằng bột gì và ăn dặm bao lâu thì nên chuyển vị cho con thì là câu hỏi của hàng loạt những bậc phụ huynh? Để giải đáp các thắc mắc trên mọi người hãy cùng Kids Plaza tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

Ăn dặm bao lâu thì nên chuyển vị cho con?
Chế độ ăn cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Ăn dặm bao lâu thì nên chuyển vị cho con?

Trẻ mấy tháng ăn bột mặn?

Các mẹ truyền tai nhau rằng bột ngọt ( bột ăn dặm chứa sữa) là loại bột mẹ nên cho bé ăn đầu tiên khi chuyển từ bú mẹ sang giai đoạn tập ăn dặm. Vậy nên cho trẻ ăn bột ngọt bao lâu thì ăn bột mặn?

=>> Xem thêm: Trẻ 4 tháng nên cho ăn dặm bột vị gì trước?

Khi bé tập ăn dặm thì khẩu vị đầu tiên chúng ta nên cho trẻ cảm nhận đó chính là vị ngọt, ngọt của sữa, sẽ mang hương vị gần giống với sữa mẹ. Vị ngọt nhạt rất là dễ ăn và giúp trẻ cảm thấy ngon miệng. Tuy nhiên vị ngọt dễ ăn nhưng mau ngán, nên sau một thời gian cho trẻ ăn bột dặm chứa sữa thì chúng ta nên chuyển sang ăn bột ăn dặm mặn kết hợp với đa dạng thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Đầu tiên, các mẹ nên cho con tập ăn bột ăn dặm ngọt trong vòng từ 2 – 4 tuần (mẹ chú ý nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt trong bao lâu tùy thuộc vào sự thích nghi của trẻ). Mẹ chỉ cho bé ăn các loại bột ngọt như là bột gạo, bột yến mạch, cháo kết hợp với các loại rau củ quả xay nhuyễn và không nêm gia vị. Sau 1 tháng thì mới chuyển sang nấu vị mặn cho bé ăn.

Khi bé đã quen với vị ngọt và bắt đầu có cảm giác ngán thì bạn nên nắm tâm lý con ngay và chuyển chế độ ăn dặm cho bé sang bột mặn.

Trẻ mấy tháng ăn bột mặn
Trẻ mấy tháng ăn bột mặn?

Thời điểm này áp dụng bột ăn dặm mặn thì trẻ ăn sẽ rất là ngon và mau lớn. Phù hợp với cả khẩu vị và hệ tiêu hóa của trẻ khi đã đủ vững để có thể hấp thu các chất vào cơ thể.

Lưu ý: Trong bữa ăn dặm bột ngọt đầu tiên của bé, các mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 30-50ml sau rồi tăng lên. Và một bữa ăn phải đảm bảo đáp ứng được nguồn dinh dưỡng cần thiết như chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất, chất xơ.

Chất bột đường gồm có bột gạo, các loại bột ngũ cốc khác. Mẹ có thể tự xay bột gạo để nấu bột ngọt ăn dặm cho bé hoặc sử dụng các sản phẩm bột ngũ cốc của các nhãn hiệu có uy tín đã được đóng gói sẵn trên thị trường vừa nhanh chóng, tiện lợi lại đảm bảo vệ sinh và rất hữu ích với những bà mẹ bận rộn.

Chất đạm bao gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc… Chất béo gồm có dầu Olive, dầu cá hồi và dầu đậu nành. Vitamin và khoáng chất gồm các loại rau và trái cây.

Ăn bột bao lâu thì chuyển sang cháo?

8-9 tháng tuổi: kết thúc giai đoạn ăn bột, trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn cháo từ 8 tháng. Lúc này, một số trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, trẻ có thể tập nhai các thực phẩm thô với kích cỡ nhỏ như hạt đậu. Vì vậy, cháo lúc này cần được xay nhuyễn vì kỹ năng xử lý thô chưa tốt, trẻ có thể bị nôn ói nếu cháo lợn cợn, khó nuốt.

Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn cháo nhuyễn cùng với thịt rau. Cách sơ chế cũng khá đơn giản, mẹ nấu cháo chín riêng, thực phẩm riêng, sau đó xay nhuyễn từng loại. Có thể trộn chung thức ăn và cháo hoặc chia từng khẩu phần nhỏ cho trẻ.

Ăn bột bao lâu thì chuyển sang cháo?
Ăn bột bao lâu thì chuyển sang cháo?

Lợi ích của việc ăn cháo nhuyễn là giúp trẻ dễ ăn, dễ nuốt, dễ tiêu và dễ hấp thu dinh dưỡng. Vì lúc này, thành ruột non còn mỏng, dạ dày yếu nên chưa thể tiêu hóa thức ăn thô được. Do đó, cho trẻ ăn cháo nhuyễn từ 8 – 9 tháng là hợp lý.

Tiếp đó từ tháng 10-11: kết thúc thời gian tập dò cho trẻ ăn thô là bước sang giai đoạn ăn cháo vỡ hạt dể bé tập nhai nhiều hơn.

12 tháng tuổi trở đi, cháo nguyên hạt nấu bung chín cũng các thực phẩm xay lợn cợn sẽ là thức ăn chính cho bé. Mẹ cần tập cho trẻ ăn thô để phát triển cơ hàm, kích thích vị giác và phát triển kỹ năng nhai ở trẻ.

>>> Tham khảo các dòng bột ăn dặm được mẹ tin tưởng nhất: