Bé chậm tăng cân do đâu? 8 Bí kíp chăm bé chậm tăng cân mẹ cần đọc ngay

0
1084

Bé chậm tăng cân có thể là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm khiến cơ thể thiếu calo, kém phát triển. Để khắc phục nhanh tình trạng này, mẹ hãy tìm hiểu rõ trẻ chậm tăng cân do nguyên nhân nào và tham khảo ngay 8 bí kíp giúp con tăng cân nhanh dưới đây nhé.

1. Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé chậm tăng cân

Một cách đơn giản nhận biết bé chậm tăng cân chính là theo dõi các chỉ số kích thước (cân nặng, chiều cao) của con. Trẻ bị chậm tăng cân thường có chỉ số kích thước không đạt chuẩn, ngoại hình nhỏ bé, gầy yếu hơn các bạn cùng tuổi.

Mẹ có thể căn cứ vào bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn theo độ tuổi của WHO (Tổ chức y tế thế giới) dưới đây để kết luận bé nhà mình có bị chậm tăng cân hay không.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO

Ngoài ra, chậm tăng cân đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ sẽ không nhận đủ lượng calo cần thiết cho sự phát triển, do đó, thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Bé không quan tâm, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh.
  • Hay buồn ngủ
  • Lờ đờ, mệt mỏi
  • Quấy khóc nhiều
  • Ít đi ngoài
  • Nước tiểu của bé đặc, vàng sẫm
  • Trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đi so với các bé cùng tuổi,…

2. Phân biệt bé chậm tăng cân tự nhiên và do vấn đề sức khỏe

Mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy bé còi cọc hơn các bạn cùng tuổi, bởi vì có nhiều trường hợp trẻ chậm tăng cân nhưng vẫn phát triển bình thường. Hiện tượng này đơn giản chỉ là mô hình phát triển đặc biệt của riêng bé.

Để phân biệt bé chậm tăng cân tự nhiên hay do gặp vấn đề về sức khỏe, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây.

  • Chậm tăng cân tự nhiên: 
  • Trẻ vẫn tăng cân đều nhưng chậm, chiều cao và vòng đầu vẫn phát triển theo tốc độ tăng trưởng bình thường.
  • Bé tự thức dậy, tỉnh táo và muốn bú 8-12 lần/ngày. 
      • Lượng nước tiểu và phân như trẻ bình thường.
  • Chậm tăng cân do vấn đề sức khỏe:
    • Ngày thứ 4,5 sau sinh, trẻ tăng ít hơn 15g/ngày.
    • Trẻ không tăng cân trở lại sau 2-3 tuần sau sinh.
    • 4 tháng đầu tiên, trẻ tăng ít hơn 454g/tháng.
    • Tốc độ tăng trưởng cân nặng, chiều cao, kích thước vòng đầu bị sụt giảm đáng kể so với đường cong phát triển trước đó.

3. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân

Vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chậm tăng cân?, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phổ biến nhất là các yếu tố được liệt kê dưới đây.

Con chậm tăng cân do yếu tố dinh dưỡng

Một số nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không hấp thu đủ dinh dưỡng dẫn đến chậm tăng cân như:

  • Biếng ăn: Trẻ chán ăn nên lượng dưỡng chất hấp thu vào cơ thể không đủ cho sự vận động, phát triển khiến cân nặng bị chững.
  • Chất lượng sữa không đáp ứng đủ nhu cầu của bé: Trường hợp bú mẹ hoàn toàn, nếu mẹ ít sữa, mất sữa thì sẽ không cung cấp đủ lượng sữa cho bé theo khuyến nghị khiến con “đói dinh dưỡng”, chậm tăng cân. Tương tự, với trẻ uống sữa công thức, nếu chọn loại sữa không phù hợp độ tuổi, khẩu vị hay pha quá loãng, quá đặc ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu thì cũng khiến bé chậm tăng cân.
  • Sai lầm khi chế biến thức ăn và chăm sóc bé: Thực đơn không cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, không đổi mới món ăn và cách chế biến khiến bé biếng ăn, chậm tăng cân. Bên cạnh đó, một số trường hợp bố mẹ bận không có thời gian chăm sóc bé chu đáo, thường xuyên cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua sẵn cũng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cân nặng, chiều cao.

Bé tăng cân chậm do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng kể trên, trẻ có thể bị nhẹ cân, chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa do mắc các bệnh lý sau:

  • Hội chứng Down: Hội chứng này gây cản trở khả năng bú, nuốt của bé.
  • Rối loạn chuyển hóa: Tình trạng hạ đường huyết, galactosemia hoặc phenylketone niệu gây ức chế quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
  • Trào ngược dạ dày: Bệnh lý này có thể khiến trẻ bị nôn trớ thường xuyên, tiêu hóa hấp thu kém.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Giun, sán ký sinh hút hết chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến cơ thể trẻ ngày càng gầy yếu, nhẹ cân.
  • Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị chướng bụng, táo bón, tiêu chảy dẫn đến kém hấp thu.
  • Thiếu hụt vitamin, khoáng chất: Thiếu hụt vitamin A,B,D, kẽm, sắt, canxi,…khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển,…

Các nguyên nhân khác

Một số yếu tố dưới đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ gầy yếu, chậm tăng cân:

  • Sinh non: Trẻ sinh không đủ tháng dễ gặp các vấn đề sức khỏe như sức đề kháng kém, rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân, chậm phát triển trí não,…
  • Bé quá ham chơi, hiếu động: Trẻ hoạt động quá nhiều làm tăng tốc độ trao đổi chất, tiêu hao năng lượng nhanh trong khi dưỡng chất nạp vào không đủ sẽ dẫn đến chậm tăng cân.
  • Bé đang mọc răng: Từ 4 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng kéo theo các triệu chứng sốt, đau, mệt mỏi, quấy khóc, đi ngoài phân lỏng khiến con lười bú, biếng ăn.

4. Bé chậm tăng cân có sao không?

Tình trạng trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, chậm tăng cân kéo dài có thể dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng như:

    • Bé dễ ốm vặt, dễ mắc bệnh: Chậm tăng cân, cơ thể suy nhược dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công gây các bệnh như nhiễm trùng hô hấp, rối loạn tiêu hóa,…
    • Chậm phát triển trí tuệ: Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết với trí não như Sắt, DHA, I ốt, chất béo,…sẽ khiến trẻ kém thông minh, linh hoạt; chậm tiếp thu.
  • Ảnh hưởng vóc dáng: Chậm tăng cân kéo dài, đặc biệt trong 5 năm đầu đời khiến trẻ còi cọc, thấp bé, không đạt được cân nặng và chiều cao lý tưởng trong tương lai.

5. Mách mẹ 8 giải pháp dành cho bé chậm tăng cân

Để khắc phục tình trạng chậm tăng cân, tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ, các mẹ đừng bỏ lỡ 8 giải pháp hàng đầu dưới đây.

5.1 Trẻ chậm tăng cân nên uống sữa gì?

Sữa vừa giàu dinh dưỡng vừa chứa thành phần cân đối rất phù hợp để bổ sung cho bé tăng cân chậm. Vậy “trẻ chậm tăng cân nên uống sữa gì?”, mẹ hãy tham khảo ngay các tiêu chí dưới đây để lựa chọn loại sữa phù hợp cho con:

  • Phù hợp với độ tuổi: Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ khác nhau, do đó mẹ cần chọn đúng loại sữa phù hợp với độ tuổi để giúp bé cải thiện cân nặng hiệu quả nhất.
  • Dinh dưỡng cân bằng cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết: Các loại sữa thường chứa thành phần và hàm lượng dưỡng chất khác nhau. Chọn sữa tăng cân cho bé, mẹ nên ưu tiên các dòng sữa cao năng lượng và có đủ các nhóm dinh dưỡng cơ bản (vitamin khoáng chất, tinh bột, chất béo, chất đạm, canxi,…).
  • Chứa thành phần hỗ trợ tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng: Tiêu hóa khỏe sẽ giúp bé hấp thu tốt, tăng cân, bụ bẫm. Vì vậy, mẹ nên chọn sữa chứa thành phần hỗ trợ tiêu hóa, kích thích bé ăn ngon miệng như lợi khuẩn BB536, Vitamin nhóm B, Kẽm, đường oligosaccharide (Lactose, Raffinose, Duphalac), chất xơ GOS,…
  • Chứa thành phần tăng đề kháng cho bé: Sức đề kháng tốt là tiền đề để bé phát triển khỏe mạnh, đạt cân nặng và chiều cao lý tưởng. Do đó, mẹ hãy ưu tiên chọn các dòng sữa chứa Lactoferrin, vitamin C, Selen, kháng thể giúp bé có miễn dịch khỏe, tăng cân đều.
  • Mùi vị hợp khẩu vị bé: Loại sữa có mùi vị nhạt thanh mát gần giống sữa mẹ sẽ giúp bé hứng thú hơn và uống nhiều hơn.

Nếu mẹ đang băn khoăn chưa biết chọn loại sữa nào tăng cân cho bé thì hãy tham khảo ngay sữa Morinaga của Nhật. Morinaga không chỉ đáp ứng đủ các tiêu chí kể trên mà còn được rất nhiều mẹ bỉm sữa yêu mến, tin tưởng sử dụng cho bé trong hơn 12 năm có mặt tại thị trường Việt Nam.

Morinaga nổi bật với công dụng tăng đề kháng, “mát” tiêu hóa giúp bé khỏe mạnh, tăng cân nhanh. Hiện nay, Morinaga có 3 dòng sữa chứa nhiều thành phần ưu việt phù hợp với từng độ tuổi của trẻ như:

  • Hagukumi: Sữa dành cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi, chứa Lactoferrin tăng đề kháng và các dưỡng chất tốt cho tiêu hóa như tiền lợi khuẩn Bifidus (Lactose, Raffinose), Kẽm Sulfat và vitamin nhóm B, CanxiCanxi…
  • Chilmil: Sữa dành cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, chứa Lactoferrin, tiền khuẩn Bifidus (Duphalac, Raffinose), Kẽm Sulfat và vitamin nhóm B, CanxiCanxi…
  • Kodomil: Sữa dành cho trẻ trên 36 tháng tuổi, nổi bật với các thành phần hỗ trợ tăng cường đề kháng và tiêu hóa cho bé như Lactoferrin, tiền lợi khuẩn Bifidus (Duphalac, chất xơ GOS), vitamin nhóm B, hơn 2.8 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536/100g, Canxi,…

Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về 3 dòng sữa Morinaga tại đây.

5.2 Chế độ ăn của bé cần cân đối, đủ dưỡng chất

Thực đơn ăn uống cân đối, đủ chất là điều kiện cần thiết giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều đặn. Vậy “bữa ăn hằng ngày của trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?”, câu trả lời là mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả,…

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý thường xuyên đổi mới cách chế biến, cách trang trí món ăn giúp bé thích thú hơn và ăn ngon miệng hơn. Khi bé bắt đầu ăn dặm (trên 6 tháng tuổi), mẹ cần bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cho bé theo khuyến nghị.

>> Xem thêm: 

5.3 Chia nhỏ khẩu phần, cho bé ăn thêm bữa phụ

Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành 3 bữa chính 3 bữa phụ mỗi ngày để giúp bé dễ ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Lưu ý, mỗi bữa nên cách nhau 2-3 tiếng để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé, đồng thời tạo khoảng trống để bé cảm thấy đói và hứng thú ăn uống hơn. Ngoài ra, cho bé ăn thêm sữa chua, các loại trái cây trong bữa phụ cũng là cách bổ sung dưỡng chất giúp bé tăng cân hiệu quả.

5.4 Không ép bé ăn quá nhiều

Sai lầm của một số mẹ là thấy bé chậm tăng cân nên ép con ăn quá nhiều. Hành động này không những không cải thiện cân nặng mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bé. Quát mắng, ép ăn sẽ khiến bé sợ hãi dần dần dẫn đến chứng biếng ăn tâm lý, còi cọc, chậm tăng cân kéo dài. Thay vào đó, mẹ nên tìm cách giúp bé thoải mái, thích thú với những món ăn hơn (ví dụ như mẹ rủ bé cùng đi mua thực phẩm, chế biến thức ăn theo hình thù bé thích,…).

5.5 Cho bé vận động khoa học mỗi ngày

Vận động thể chất khoa học, đều đặn cũng là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ trẻ tăng cân nhanh. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên dẫn bé đi chơi công viên, khuyến khích con tập thể dục, vui chơi cùng các bạn,…Biện pháp này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bé như:

  • Tăng cường trao đổi chất, tiêu hao năng lượng giúp bé có cảm giác đói, thèm ăn hơn.
  • Giúp hệ xương khớp của con phát triển khỏe mạnh.
  • Kích thích nhu động ruột, tăng cường tiêu hóa giúp hấp thu tốt, ngăn ngừa táo bón,…

5.6 Bé chậm tăng cân đừng quên tẩy giun định kỳ

Thuốc tẩy giun sán giúp tiêu diệt các ký sinh trùng xâm nhập đường ruột cạnh tranh chất dinh dưỡng với cơ thể bé. Về lịch tẩy giun sán, mẹ cần nhớ từ 2 tuổi trở đi nên tẩy cho bé theo định kỳ 6 tháng/lần. Mẹ có thể tham khảo các loại thuốc tẩy giun cho trẻ phổ biến sau:

  • Combantrin
  • Fugacar
  • Zelcom
  • Albendazol
  • Mebendazol,…

5.7 Chú ý đến sức khỏe tiêu hóa của con

Hệ tiêu hóa chính là bộ máy xử lý, chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất, năng lượng thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Chính vì vậy, nếu muốn con tăng cân nhanh thì mẹ nên chú ý cải thiện chức năng và tăng công suất hoạt động của bộ máy này bằng cách:

  • Bổ sung lợi khuẩn
  • Ăn nhiều chất xơ
  • Ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch,…

5.8 Khắc phục các bệnh lý khiến bé tăng cân chậm

Bên cạnh các biện pháp kể trên, mẹ nên cho bé đi khám khi con có dấu hiệu chậm tăng cân để phát hiện và loại trừ nguyên nhân do bệnh lý. 

Trường hợp bé chậm tăng cân do bệnh lý cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để cải thiện cân nặng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ví dụ, con chậm tăng cân do bệnh lý viêm dạ dày dương tính với vi khuẩn HP, mẹ không thể tự ý xử trí mà cần sử dụng thuốc đúng theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến tình trạng bé chậm tăng cân và gợi ý 8 giải pháp hữu hiệu khắc phục vấn đề này. Nếu mẹ còn câu hỏi nào cần được chuyên gia giải đáp thì hãy liên hệ ngay hotline 0916 434 429 để nhận tư vấn miễn phí.

Xem thêm: