Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: 5 Dấu hiệu và 4 giải pháp mẹ không nên bỏ lỡ

0
941

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là triệu chứng thường gặp, đặc biệt trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Vậy dấu hiệu nào cảnh báo con đang gặp vấn đề về tiêu hóa? Nguyên nhân do đâu? Bố mẹ phải làm gì để khắc phục nhanh chóng, an toàn? Mời bạn đọc tham khảo ngay trong bài viết dưới đây! 

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em 

Trẻ có thể xuất hiện một trong các triệu chứng rối loạn tiêu hóa dưới đây, bố mẹ kéo xuống để tham khảo thông tin chi tiết!

Nôn trớ, ọc sữa

Nôn trớ là hiện tượng các chất có trong dạ dày bị đẩy lên qua đường miệng. Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt sơ sinh thường xảy ra hiện tượng trớ (hay còn gọi là ọc sữa). Tuy nhiên, khi trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày kèm theo ăn uống kém, bố mẹ cần chú ý vì đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của con không khỏe mạnh. 

Trẻ nôn, trớ là 1 dấu hiệu có liên quan đến tiêu hóa ở trẻ

Táo bón

Táo bón là tình trạng trẻ ít đi đại tiện, dưới 3 lần/ tuần. Khi bị táo bón, phân của trẻ khô cứng, con thường gặp khó khăn khi đi vệ sinh, thậm chí có máu kèm theo. Táo bón kéo dài có thể khiến bé chậm hấp thu, suy dinh dưỡng,… 

>> Xem thêm: Chi tiết 11 cách trị táo bón cho trẻ hay

Tiêu chảy 

Tiêu chảy cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ  bị tiêu chảy đi ngoài nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ ngày) kèm theo phân ướt, lỏng, có mùi tanh và không thành khuôn. 

>>> Xem thêm: Mẹo cầm & trị tiêu chảy tại nhà cho bé

Bú kém, ăn kém

Khi gặp vấn đề về tiêu hóa, trẻ dễ bị đầy hơi, chướng bụng, giảm kích thích ăn uống dẫn tới bú kém, ăn kém. 

Bé bị rối loạn tiêu hóa thường kém ăn, chán ăn

Chậm phát triển 

Khi hệ tiêu hóa của con có vấn đề, khả năng hấp thụ thức ăn kém đi dẫn tới trẻ không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Điều này dẫn tới trẻ chậm tăng cân, chậm lớn, chậm phát triển chiều cao,… 

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, bố mẹ tham khảo một số lý do dưới đây để có kinh nghiệm phòng tránh và điều trị phù hợp. 

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Theo các kết quả nghiên cứu, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, đặc biệt trong vòng 1 năm đầu đời. Thông thường, trẻ khoảng 7 tuổi trở lên chức năng của hệ tiêu hóa mới hoàn thiện đầy đủ. Chính vì vậy, trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh tiêu hóa hơn so với người lớn. 

Tác dụng phụ của một số loại thuốc 

Một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh thường có tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa qua cơ chế kích ứng dạ dày, ruột hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở thành ruột. 

Sử dụng sữa sai cách 

Phụ huynh cho bé uống sữa quá đặc khiến hệ tiêu hóa của con không kịp hấp thu, quá tải dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, sữa để quá lâu, qua đêm dễ bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào, trẻ ăn uống phải cũng bị nhiễm vi khuẩn theo. 

Thức ăn không đảm bảo 

Thức ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm, bị ôi thiu, nhiễm khuẩn là thủ phạm khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tấn công. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ được khuyến cáo không ăn quá mặn, quá ngọt, quá cay vì dễ gây kích ứng dạ dày, ruột, tạo gánh nặng cho thận. Nếu bố mẹ cho con ăn các thực phẩm kể trên thường xuyên cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa. 

Loạn khuẩn đường ruột 

Hệ tiêu hóa của trẻ luôn được cân bằng bởi hệ vi khuẩn có lợi và có hại. Khi mất đi hệ sinh thái cân bằng này, vi khuẩn có lợi giảm, vi khuẩn có hại tăng lên sẽ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. 

 Một số bệnh lý khác

Khi trẻ mắc một số bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột…, con sẽ có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa kể trên, trong đó thường gặp nhất là tiêu chảy, đau quặn bụng, trẻ ăn bú kém. 

Giải pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ 

Theo lời khuyên của chuyên gia y tế, trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên được can thiệp kịp thời từ sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Khi thấy con có các triệu chứng kể trên kéo dài, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, đồng thời có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng khoa học hợp lý. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, ưu tiên thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé.

Dưới đây là một số gợi ý thích hợp cho bé rối loạn tiêu hóa, bố mẹ tham khảo:

  • Ưu tiên cho trẻ uống sữa mẹ. Trong quá trình trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng của chính mình, ăn chín uống sôi, tránh đồ lạnh bụng như hải sản, đồ ăn cay nóng. 
  • Ưu tiên các món mềm như cháo, súp,… 
  • Bổ sung rau xanh, tăng cường chất xơ cho trẻ hàng ngày.
  • Cho trẻ ăn thêm trái cây, chú ý chọn hoa quả sạch, sơ chế cẩn thận trước khi cho bé ăn. 

Lưu ý: Bố mẹ cần chú ý an toàn thực phẩm, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ép trẻ nếu con không thích,… 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em uống thuốc gì, uống như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi, tình trạng và mức độ. Tốt nhất phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi muốn dùng bất cứ loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa nào cho con. 

Dưới đây là một số loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định: 

  • Oresol: Oresol có vai trò bù nước, điện giải được sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy quá nhiều lần trong ngày, có nguy cơ mất điện giải, mất nước. 
  • Kháng sinh: Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, dạ dày,… bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh.
  • Thuốc làm mềm phân: Khi trẻ có dấu hiệu táo bón nặng 
  • Thuốc làm giảm đầy bụng: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm đầy bụng, khó tiêu 
  • Các loại men tiêu hóa 
  • Các loại men vi sinh bổ sung lợi khuẩn

Lưu ý: Bố mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ khi sử dụng thuốc cho con. Nếu bé yêu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý khác, bố mẹ cần thông báo sớm với bác sĩ để được kiểm tra xem kết hợp có an toàn không, tránh tình trạng tương tác thuốc. 

>>> Xem thêm:

Men vi sinh và men tiêu hóa khác nhau như thế nào?

Lựa chọn sữa phù hợp cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa 

Khi con bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần chủ động lựa chọn các loại sữa thân thiện với hệ tiêu hóa của con với các tiêu chí như: 

  • Sữa dễ hấp thu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa
  • Hỗ trợ sản sinh các lợi khuẩn, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của tiêu hóa 

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý cách sử dụng sữa phù hợp, khoa học để ngăn ngừa các “vấn đề” gây rối loạn tiêu hóa do sữa kể trên. 

Sữa Morinaga Nhật Bản là dòng sữa tốt cho hệ tiêu hóa

Morinaga là thương hiệu sữa quốc dân được đông đảo mẹ bỉm ưu tiên lựa chọn, đặc biệt khi con gặp các bất thường về tiêu hóa. Một số ưu điểm nổi bật của Morinaga phải kể đến như: 

  • Bổ sung Lactoferrin: Hàm lượng Lactoferrin trong sữa Morinaga cao xấp xỉ sữa mẹ. Chính vì vậy, trẻ uống sữa Morinaga mỗi ngày sẽ đảm bảo về đề kháng, miễn dịch đường ruột tự nhiên, ngăn ngừa vấn đề rối loạn tiêu hóa. 
  • Hỗ trợ sản sinh lợi khuẩn Bifidus: Sữa Morinaga chứa 2 loại đường Oligosaccharide là Lactose và Raffinose, chúng giúp sản sinh lợi khuẩn bifidus nằm ở cuối ruột non và ruột già vừa ngăn ngừa vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
  • Bổ sung 2,8 tỷ lợi khuẩn BB536: Sữa Morinaga có chứa 2,8 tỷ lợi khuẩn giúp cân bằng vi sinh vật, ngăn ngừa vi khuẩn có hại gây bệnh, hỗ trợ cải thiện các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. 

>> Xem thêm: 

Áp dụng một số mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ 

Bên cạnh các phương pháp chính ở trên, mẹ còn có thể kết hợp thêm một số mẹo dân gian bên dưới để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ:

  • Cho trẻ ăn một số loại quả ngăn ngừa táo bón: ăn hồng xiêm, khoai lang,… 
  • Cho bé uống nước lá ổi nếu con bị tiêu chảy. 
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ sau bú sữa khoảng 30 phút để con không bị đầy bụng.
  • Không để trẻ chạy nhảy, bế xóc, mạnh sau khi trẻ ăn no để tránh ọc sữa,… Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ nặng nhẹ, thời điểm can thiệp, các phương pháp khắc phục, cơ địa của từng trẻ,… Thông thường, nếu được chữa trị, chăm sóc kịp thời, trẻ có thể khỏi bệnh sau 1 – 2 tuần. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ cần được chữa trị từ sớm để tránh biến chứng nguy hiểm, tránh bệnh nặng, phải điều trị trong thời gian dài. 

Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể phòng ngừa, dưới đây là 7 mẹo bổ ích, bố mẹ đừng bỏ qua nhé: 

  • Mẹ cho bé ăn thực phẩm lành mạnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, ưu tiên chế biến hấp. luộc, hạn chế chiên rán, nướng. 
  • Rửa tay sạch sẽ cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Lựa chọn sữa công thức phù hợp, sử dụng đúng cách.
  • Không ép trẻ ăn quá no, không để trẻ vận động, chạy nhảy hoặc ngủ ngay sau khi ăn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt kháng sinh cho trẻ khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. 
  • Ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu để nâng cao hệ miễn dịch cho con.
  • Đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt khi thấy con có bất thường trên đường tiêu hóa, phòng tránh bệnh viêm dạ dày, viêm ruột,… nặng nề. 

Trên đây là toàn bộ thông tin bổ ích về rối loạn tiêu hóa ở trẻ, hy vọng rằng bố mẹ đã có thêm kiến thức về vấn đề này và có biện pháp xử lý khoa học, an toàn, hiệu quả nhất cho bé yêu. Nếu mẹ còn vấn đề gì thắc mắc thì hãy kết nối ngay với chuyên gia Morinaga qua hotline 0916 434 429 để được giải đáp chi tiết và nhanh nhất.

Tin liên quan: