Ba mẹ có biết rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân trực tiếp cản trở sự phát triển toàn diện ở trẻ. Vậy làm thế nào để biết con đang bị rối loạn tiêu hóa để có giải pháp khắc phục kịp thời, phòng tránh những hệ lụy cho con em mình.
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, vậy nên hệ tiêu hóa của trẻ cũng rất nhạy cảm khi ba mẹ thay đổi chế độ dnh dưỡng theo độ tuổi cho trẻ. Nếu ba mẹ không nắm rõ và hiểu các bệnh lý về tiêu hóa và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy đây không phải là những bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu để nó diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đế sự tăng trưởng của trẻ. Từ đó dẫn đến cơ thể trẻ hấp thu kém, trẻ dễ dàng mắc chứng suy dinh dưỡng.
Nội dung chính
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Táo bón
Trẻ sẽ dễ dàng gặp triệu chứng táo bón khi ăn những thực phẩm khó hấp thu, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá cứng, mất nước, thiếu chất xơ, uống sữa ngoài pha không đúng công thức, … Thực tế cho thấy khi bị triệu chứng này trẻ sẽ bỏ bữa, biếng ăn lâu dần trẻ không được hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết để cơ thể phát triển khiến trẻ trở nên còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển hơn hẳn so với những đứa trẻ đồng trang lứa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các giai đoạn biếng ăn sinh lý và giải pháp
2. Nôn trớ
Nôn trớ (hay trào ngược dạ dày) là hiện tượng thức ăn đi xuống dạ dày lại bị đẩy ngược trở lên trên. Nhiều nghiên cứu cho thấy cứ 2 trong 3 đứa trẻ mắc chứng này trong những tháng tuổi đầu đời do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên càng về sau hiện tượng này sẽ mất dần.
Gần đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết ở những trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày và tình trạng hen suyễn. Ngoài ra, trẻ bị bệnh trào ngược có thể bị viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn và về lâu dài có thể đưa tới những rối loạn phát triển hành vi.
3. Đi ngoài phân sống
Là biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột, do tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột. Đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Với hệ tiêu hoá khoẻ mạnh thì tỷ lệ này được duy trì, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng tốt, các quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường. Ngược lại, khi tỷ lệ trên bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn có dịp sinh sôi, tạo ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp, như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.
Hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh khiến bé dễ mắc các bệnh đường tiêu hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng cả thể chất lẫn trí não.
4. Tiêu chảy
Trẻ đi ngoài ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Khi tiêu chảy nhiều/kéo dài trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Khi trẻ bị tiêu chảy, ngoài việc bù nước, điện giải, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng loãng, dễ tiêu hoá để giúp cơ thể mau phục hồi.
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, hãy đưa trẻ đến phòng khám, bệnh viện, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
>>> 5 dòng sữa công thức giúp tốt cho hệ tiêu hóa trẻ hiện nay
>>> Tại sao trẻ có hệ tiêu hóa kém, hay bị táo bón thì nên dùng sữa Morinaga?