10 cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh từ dân gian đến hiện đại

0
2120

Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh như thế nào là an toàn và hiệu quả? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Dưới đây là các cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh thông dụng từ dân gian cho đến hiện đại.

1. 5 cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian

1.1. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh

Trong lá chè xanh có chứa tanin, polyphenol có khả năng kháng khuẩn, làm sạch và phục hồi tổn thương tại vùng da hăm tã của trẻ. Bên cạnh đó, chúng còn chứa vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp nuôi dưỡng làn da như B1, B2, C 

Cách sử dụng:

  • Một nắm lá chè xanh rửa sạch với nước.
  • Cho lá đó cùng ½ thìa cà phê muối vào nồi chứa 1 lít nước sạch đun sôi.
  • Đợi nước ấm, chắt lấy nước.
  • Sử dụng khăn mềm sạch thấm nước đó lau rửa vùng da bị hăm của bé, đồng thời có thể pha loãng để tắm cho bé.
  • Tần suất: 1 lần/ngày.

1.2. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa acid lauric có khả năng kháng khuẩn đồng thời chứa vitamin E, K giúp dưỡng ẩm cho làn da bé.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh vùng da bị hăm tã bằng nước ấm.
  • Dùng khăn mềm sạch lau khô vùng da đó.
  • Thoa một lượng vừa đủ lên vị trí da bị hăm, dàn đều thành lớp mỏng.
  • Tần suất: 2 lần/ngày.

1.3. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá khế

Lá khế cũng là một trong số những nguyên liệu dân gian rất quen thuộc. Với thành phần có sắt, kẽm, photpho, magie, vitamin C, các chất chống oxy hóa, lá khế có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, sát khuẩn, giảm nhanh tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch một nắm lá khế bằng nước muối pha loãng.
  • Vó nát lá khế, sau đó cùng với ¼ thìa cafe muối cho vào nồi 1,5 lít nước đun sôi.
  • Đến khi nước ấm (khoảng 35oC), chắt lấy nước khế.
  • Dùng khăn mềm sạch thấm nước vệ sinh nhẹ nhàng trên vùng da bị hăm.
  • Tần suất 2-3 lần/ngày.

1.4. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Tương tự như lá khế, lá trầu không cũng rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong lá có chứa nhiều phenol như: eugenol, chavicol,…, tannin cùng với các vitamin C, B1. Chúng có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn đồng thời nuôi dưỡng, phục hồi làn da bị tổn thương của trẻ sơ sinh.

1.5. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng búp ổi non

Trong búp ổi non có chứa eugenol, volatile oil, quercetin có tác dụng kháng khuẩn, săn se niêm mạc, hiệu quả trong xử lý hăm tã ở trẻ sơ sinh.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch 1 nắm búp ổi non.
  • Đun sôi với một lượng nước thích hợp.
  • Đợi nước ấm (khoảng 35oC) rồi chắt lấy phần nước.
  • Dùng khăn mềm sạch thấm nước lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm của trẻ.
  • Tần suất: 2-3 lần/ngày.

Nhìn chung, những nguyên liệu thảo dược rất dễ tìm, cách sử dụng đơn giản, phù hợp với những vùng da bị hăm của trẻ ở tình trạng nhẹ. Trong những trường hợp, vùng da bị sưng đỏ lan rộng, xuất hiện mủ thì các phương pháp này không còn phát huy được hiệu quả vì các nguyên nhân:

  • Nồng độ các hoạt chất trong các nguyên liệu không ổn định, dễ gây kích ứng đối với làn da mỏng manh của trẻ
  • Khả năng kháng khuẩn chưa đủ mạnh để diệt nấm, vi khuẩn gây hăm trên da bé.
  • Quá trình chế biến còn thủ công, dễ có khả năng nhiễm vi sinh vật vào nước rửa, làm nặng thêm những tổn thương tại vùng bị hăm tã của bé.

2. 4 cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh theo phương pháp hiện đại

2.1. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng kem Bepanthen

Nguồn gốc: xuất xứ tại Đức.

Thành phần kem trị hăm Bepanthen: amygdalus dulcis oil, prunus, panthenol, petrolatum, dầu paraffin, lanolin, nước. Với thành phần nổi bật là panthenol, sản phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da đồng thời giúp da của trẻ được mềm mịn.

Cách sử dụng: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm tã.
  • Thoa một lớp mỏng Bepanthen lên da.
  • Tần suất: 1 hoặc nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.

Đánh giá sản phẩm

  • Ưu điểm: chống hăm hiệu quả, cung cấp độ ẩm phù hợp cho làn da bé.
  • Nhược điểm: khả năng điều trị vết hăm trợt loét còn hạn chế.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹ nên mua kem chống hăm nào cho bé sơ sinh ?

2.2. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng kem Sudocream

Nguồn gốc: xuất xứ tại Anh.

Thành phần:

  • Kẽm oxyd có khả năng làm giảm tổn thương da, giữ ẩm hiệu quả.
  • Benzyl benzoat, benzyl cinnamate có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.
  • Anhydrous hypoallergenic lanolin giúp làm dịu các vết mẩn đỏ, mềm da cho trẻ.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh vùng da bị hăm của trẻ.
  • Mẹ rửa sạch tay trước khi bôi thuốc cho bé.
  • Lấy một lượng vừa đủ thoa lên vùng da của bé, massage nhẹ nhàng cho kem thẩm thấu vào da.
  • Tần suất: tùy theo mức độ bệnh có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.

Đánh giá sản phẩm: 

  • Ưu điểm: Sudocream có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt. Duy trì được độ ẩm cần thiết cho da bé.
  • Nhược điểm: ít hiệu quả trong quá trình điều trị các vết hăm nặng, trợt loét.

Xem thêm:

>>> Kinh nghiệm bôi kem chống hăm cho bé gái an toàn, hiệu quả

>>> Top 5 loại kem chống hăm an toàn, hiệu quả nhất nên dùng cho trẻ sơ sinh