Béo phì ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị

0
957

Thế nào là béo phì?

Để biết bé có bị béo phì hay không hãy nhìn vào hai cánh tay và bắp đùi của bé, nếu xuát hiện những cuốn ngấn mỡ thì khả năng bé bị béo phì, hoặc mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ để so sánh mức độ của con mình. Thông thường nếu cân nặng trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên là đã bị xem như béo phì còn nếu con số đó lên tới 40% bạn nên cho bé đi gặp bác sĩ để điều trị.

Béo phì thường dẫn tới bệnh gì?

Béo phì làm trẻ có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành người béo mập và nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, ung thư, ngừng thở khi ngủ và rối loạn về khớp xương….Ngoài ra béo phì còn làm cho trẻ tự ti nếu bạn bè trêu đùa

Nguyên nhân béo phì?

Tiêu thụ lượng calorie quá mức cần thiết.

Di truyền trong gia đình.

Rối loạn chuyển hóa hoặc hoc mon

Thiếu vận động.

Ăn quá nhiều hoặc hay ăn vặt để thoát khỏi các tình trạng rối loạn về cảm xúc như stress, trầm cảm, lo lắng hoặc quá vui vẻ.

Ðiều trị bệnh béo phì ở trẻ như thế nào?

Chỉ trẻ béo phì trên 12 tuổi mới  được dùng thuốc giảm cân.

Chỉ dùng thuốc cho trẻ  trên 12 tuổi  trong các trường hợp: trẻ béo phì có trị số BMI  lớn hơn trị số BMI 2 đơn vị so với trị số  BMI chuẩn xác định béo phì. Nói dễ hiểu là nếu trẻ mới chớm vào ngưỡng trị số chuẩn thì chưa dùng thuốc ngay. Trẻ béo phì dùng thuốc khi bị một trong tình trạng hay triệu chứng sau: bị kháng insulin, giảm dung nạp glucose, viêm gan nhiễm mỡ, cường androgen buồng trứng, tiền sử gia đình có bệnh đái tháo đường nhồi máu cơ tim đột quỵ sau 12 tháng dùng chế độ ăn luyện tập thích hợp không  đáp ứng (theo Dunican KC – 2007).

Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc, không tự ý.

Thuốc duy nhất được dùng cho trẻ em béo phì từ 12 tuổi trở lên là orlistat. Không được dùng cho trẻ em bất cứ một loại thuốc nào khác dùng cho người lớn (như: phentermin, phendimetrazin, benzphetamin, diethylpropin) vì qua thử nghiệm thấy một số thuốc này không có lợi cho trẻ em về tim mạch.

Oristat gắn kết với enzyme lipase trong dịch tiết dạ dày ruột, ngăn cản sự thủy phân chất béo thành acid tự do (loại hấp thu được), nên làm giảm hấp thu khoảng 30% lượng chất béo ăn vào, từ đó sẽ có hiệu quả giảm được tốc độ tăng cân, giảm huyết áp, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (LDL-C), kiểm soát được insulin huyết, đường huyết, tránh cho trẻ bị các “bệnh của người lớn”.

Oristat có thể gây đầy hơi, không kiểm soát được đại tiện, sẽ giảm dần khi quen dùng nhưng cũng có trẻ không chịu được. Thuốc có biệt dược ali (không kê đơn) và xenical (bán theo đơn). Gần đây nhất (tháng 5/2010), FDA yêu cầu nhà sản xuất phải ghi lên nhãn cảnh báo oristat có thể gây tổn thương gan nặng (dựa vào các nghiên cứu mới nhất). Cần chú ý đến tác dụng phụ mới này.

Rất cần thiết phải dùng chế độ ăn và thuốc cho BPTE nhưng phải đúng cách, đúng lúc không nôn nóng, tùy tiện.

Ăn uống khi bé bị béo phì

Kể cả những loại thức ăn có tính an toàn hơn như rau xanh hay hoa quả, bạn cũng không nên cho bé sử dụng quá nhiều. Cái gì thái quá cũng không tốt cho sức khỏe.

Không nên dùng thức ăn để khen thưởng bé. Bạn có thể dùng đồ chơi, những cuộc đi chơi, dã ngoại hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bé thích thú thay vì lôi kéo bé vào chuyện ăn uống.

Không nên ép bé phải ăn hết thức ăn trong bát. Điều này chỉ khích lệ bé ăn quá nhu cầu cần thiết mà thôi.

Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về việc sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo cho bé trên 2 tuổi.

Khuyến khích bé ăn những loại thức ăn tươi thay vì đồ hộp tiện dụng.

Hạn chế cho bé dùng những loại nước ngọt, kẹo hoặc những món tráng miệng nhiều đường.

Bạn cũng không nên cho bé béo phì sử dụng thức ăn mặn.

Không nên để bé ăn uống tự do. Kể cả những loại đồ uống, thức ăn vặt trong ngày, bạn cũng nên giới hạn cho bé.

Cắt giảm khẩu phần cho bé một cách từ từ. Không nạp đủ năng lượng sẽ gây hại cho quá trình phát triển của bé.

 Bố trí thời gian cho bữa chính và bữa phụ của bé hợp lý để bé không bị đói đến mức bé phải ăn ngấu nghiến sau đó.

Tuyệt đối tránh bắt bé phải ăn kiêng.

Bạn nên cho bé dùng bữa cùng gia đình càng nhiều càng tốt.

Không quát mắng hoặc phê phán chuyện ăn uống của bé. Bạn nên để bé được thoải mái và vui vẻ khi ăn.

 Hạn chế những loại đồ ăn chứa chất béo tiềm ẩn như bơ, phomat, dầu ăn, mayonnaise…

Khuyến khích bé hứng thú khi ăn rau xanh, hoa quả, các loại thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo.

Hai loại đồ uống hữu ích nhất cho bé thừa cân là sữa và nước lọc. Nước hoa quả đóng hộp thường chứa nhiều kalo nên không tốt cho bé.

Nguồn: Tổng hợp