Cha mẹ cần làm gì khi con bị nhiệt miệng?

0
3048

LÀM GÌ KHI CON BỊ NHIỆT MIỆNG?

Mùa hè là mùa của nhiều loại trái cây như mít, vải, xoài…đặc biệt có vị ngọt trẻ em rất thích. Tuy nhiên việc cho bé ăn nhiều trái cây có tính nóng thường dẫn đến tình trạng trẻ bị nhiệt miệng .
Các nốt nhiệt miệng thường xuất hiện ở các vị trí như: môi, lưỡi, má, nướu… Gây loét, đau và khiến trẻ cảm giác khó chịu, khó khăn trong việc ăn uống dẫn đến biếng ăn, chán ăn.

Để giúp con giảm đau do nhiệt miệng bạn có thể làm theo các cách dưới đây:

1. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

– Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin và các khoáng chất như: vitamin B, C, kẽm, sắt có trong thức ăn hằng ngày như: đậu lăng, thịt đỏ, rau ngót, rau mồng tơi, chuối, bơ, súp lơ…
– Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua các món ăn hằng ngày bạn cũng có thể cho con sử dụng các loại như vitamin tổng hợp, sắt, kẽm. Để đáp ứng đầy đủ về nhu cầu và dưỡng chất của trẻ.

2. Uống nhiều nước (nước lọc, nước ép hoa quả, sữa…)

– Cơ thể thiếu nước là yếu tố gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ. Vì vậy bạn cần cho con uống đủ nước mỗi ngày.
– Bạn có thể dựa vào công thức sau để tính lượng nước cho con:
+ Bé từ 1-10kg: 100ml/kg cânn nặng
+ Bé từ 11-20kg: 1.000ml/10kg đầu + 50ml/kg/1kg cân nặng tăng thêm
+ Bé từ 21kg trở lên: 1500ml/20kg đầu + 20ml/1kg cân nặng tăng thêm
VD: bé 11kg thì cần khoảng 100 x 10 + 50=1.050ml/ngày
– Có thể làm nước ép cho con như: nước ép cà rốt, nước ép cà chua, nước ép cam, nước ép rau má,..
Lưu ý: Không cho trẻ <1 tuổi uống nước ép nguyên chất, nên pha loãng nước ép với chút nước lọc tỉ lệ vừa đủ.

3. Sữa chua

Không chỉ ngon và bổ dưỡng, trong sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn chống lại các vi khuẩn có hại trong khoang miệng của bé. Đẩy nhanh quá trình lành vết thương, làm giảm cảm giác đau rát

4. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho con

– Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng khoảng 4 lần/ngày, việc này sẽ giúp khoang miệng của trẻ được sạch và hạn chế vi khuẩn phát triển.
**Lưu ý: Tránh cho con ăn các thực phẩm như:
– Đồ chiên rán, đồ dầu mỡ (gà rán, khoai tây chiên…) thường cứng và giòn khi ăn dễ va vào vết thương gây nghiêm trọng hơn
– Thực phẩm nhiều đường (kẹo bánh, …) ăn đồ ngọt gây tình trạng sâu răng, giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến các vết thương nhiễm khuẩn và lâu lành.
– Thực phẩm cay nóng: không bỏ các loại gia vị như gừng, ớt, tiêu, tỏi…vào món ăn của con để tránh vết loét lâu lành và gây đau rát hơn
– Đồ mặn và đồ chua: Nên cho con ăn các thực phẩm có tính thanh nhiệt (rau mồng tơi, bí xanh, cà rốt…). Tránh ăn các đồ mặn và đồ chua, có như vậy thì tình trạng nhiệt miệng mới giảm và không tái phát.
Xem thêm: