Chữa hăm cho bé hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian

0
9461

Các loại lá cây tự nhiên chữa hăm cho bé hiệu quả

Cây mã đề: Cây mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

chua-ham-cho-be
Cây mã đề

Trà túi: Đặt một vài túi trà khô vào tã hay bỉm của bé để chất tannin trong trà được lan tỏa trong bỉm giúp da em bé đỡ bị hăm, bỏ túi trà ra sau khi em bé tè hoặc ị bẩn.

Dầu ô-liu: Xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vùng da bị hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

Cỏ roi ngựa: Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.

tri-ham-cho-be
Cỏ roi ngựa

Lá chè xanh, nụ vối hay lá trầu không từ lâu đã được các mẹ tin dùng khi trị hăm cho con trẻ, cách thực hiện các loại lá này cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần rửa sạch lá, cho vào nước sôi đun sôi trong vài phút rồi để tự nguội, lấy nước lá đó đem rửa vết hăm cho con ngày 2 đến 3 lần, sau khi rửa xong thấm khô nhẹ nhàng bằng vải mềm cho bé.

Cỏ sữa dùng khoảng 5 đến 7 cây, rủa sạch, giã nát cho vào nước đun sôi lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm

tri-ham-cho-be
Cỏ sữa

Lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm, hoặc đun lá khế lên cùng nước cho sôi lăn tăn một lúc rồi để nguội chấm vào vết hăm cho trẻ.

Lưu ý:

1. Những bài thuốc trên trị hăm cho trẻ khi bé bị hăm đỏ, hăm nhẹ nếu thấy bé không đỡ và bị các dấu hiệu trên thì mang bé đến bác sĩ khám và điều trị:

– Hăm kéo dài hơn 5 ngày, bạn đã vệ sinh và rửa cho bé như hướng dẫn trên mà không khỏi.

– Trẻ bị hăm kèm sốt.

– Hăm và bị nổi nhiều mụn mủ

– Vùng da hăm đỏ tấy sưng lên và có khuynh hướng lan rộng

– Trẻ bị tiêu chảy

Có thể mẹ quan tâm:

2. Khi bé bị hăm tã bố mẹ cần lưu ý những điều sau để bé nhanh khỏi

– Thay tã, bỉm cho bé thường xuyên, không nên để tã bỉm lâu trong nhiều giờ

– Quấn tã vừa phải để tạo độ thông thoáng, dễ chịu, không nên quấn tã quá chặt

– Không bôi phấn rôm sau khi tắm hoặc vệ sinh cho con xong vì phấn rôm làm bít lỗ chân lông, tăng tình trạng hăm tã.

– Sử dụng kem bôi chống hăm không tham khảo ý kiến bác sĩ

– Sử dụng các loại tã giấy, bỉm kém chất lượng (bỉm trần, bỉm không rõ nguồn gốc xuất xứ).

Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).

Xử trí đúng cách khi trẻ bị hăm tã

– Không đóng bỉm cả ngày, chỉ đóng bỉm vào ban đêm để mẹ và bé ngủ ngon, lựa chọn bỉm tốt, có khả năng thông thoáng, thấm hút cao cho bé sử dụng.

– Nếu trời ấm, ban ngày không đóng bỉm cho bé để lót dưới mông bé một tấm vải mỏng để thấm khi bé tè

– Thỉnh thoảng nhấc mông bé lên cho thông thoáng khí.

– Không dùng khăn ướt lau cho bé, khi bé bị hăm, sau khi đi tiêu, mẹ rửa sạch bằng nước ấm rồi thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Nếu bé tè thì nhúng khăn mềm vào nước ấm rồi lau nhẹ nhàng cho bé. Thấm lại bằng khăn khô sạch.

– Giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ khi thay tã cho bé.

Các loại bỉm cho bé được khuyến nghị dùng trong mùa hè mà bạn nên biết “Mùa hè dùng bỉm nào cho bé?