Để bé bú sữa mẹ được đầy đủ dinh dưỡng

0
986

1. Sữa non

Sữa non thường xuất hiện sau khi sinh, sữa có mầu vàng nhạt và xuất hiện trước thời kỳ bắt đầu tiết sữa

Sữa non có mầu vàng nhạt và chứa nhiều chất dinh dưỡng (ảnh minh họa)

Trong sữa non hàm lượng dinh dưỡng và kháng thể rất cao, là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho bé sơ sinh . Nên cho con bú ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt. Trừ trường hợp đặc biệt, bạn nên cho con bú ngay sau khi bé chào đời và bú hoàn toàn sau đó 6 tháng vì đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé

2. Sữa đầu

Sữa đầu trong và ít chất  dinh dưỡng, chất béo, sữa đầu là sữa được tiết ra đầu tiên khi bé bắt đầu bú chỉ nhằm mục đích giải khát cho bé nên nếu bé bú nhiều sữa đầu thì sẽ chậm lớn và không hưởng được hết các chất dinh dưỡng. Nên cho bé bú cả sữa đầu và sữa sau nếu sữa đầu nhiều quá bạn có thể vắt bớt ra trước khi cho bé bắt đầu bú.

3. Sữa sau

Sữa sau chứa nhiều dinh dưỡng và chất béo là nguồn sữa chảy ra tiếp theo sau sữa đầu, sữa sau nhìn đục và đặc hơn sữa đầu, đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong phát triển của bé. Cần cho bé bú cả sữa đầu và sữa sau để đảm bảo chất lượng sữa cho bé

Sữa đầu có mầu trắng trong như bên trái hình còn sữa sau đặc hơn và chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất béo hơn

4. Tránh mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa sau

Nhiều mẹ vì có quá nhiều sữa cho con bú, con bú chưa kịp đến phần sữa sau đã lại bú sữa đầu vì mẹ sản xuất sữa quá nhiều, điều này dẫn tới tình trạng bé bú quá nhiều sữa đầu nên đầy hơi, phân có mầu xanh, quấy khóc và không đủ dinh dưỡng do không nhận được phần sữa béo dinh dưỡng về sau. Bú nhiều sữa đầu mẹ sẽ thấy thỉnh thoảng bụng bé có thể bị sôi và kêu ùng ục.

Sữa mẹ giúp bé giảm các triệu chứng về đường tiêu hóa và tránh tình trạng đầy hơi và khó chịu, bé cần được bú mẹ thường xuyên ngay cả bé không thoải mái và khó chịu. Để cân đối sữa đầu và sữa sau mẹ cần chú ý những điểm sau:

Cho bé bú cạn một bên ngực trước khi chuyển sang bên kia

Bé cần được “ti mẹ” thường xuyên, ngay cả khi bé không thoải mái. Chính sữa mẹ sẽ giúp bé giảm thiểu những triệu chứng khó chịu, tránh đầy hơi cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo cân đối giữa sữa đầu – sữa sau, mẹ nên chú ý điểm sau:

Cho bé bú đều 2 bên ngực mẹ, tránh chỉ cho bú một bên ngực và không nên rập khuôn thời gian. Thời gian hợp lý cho mỗi lần bú ở bé là khoảng 10-15 phút. Để tăng tiết sữa đều, bạn nên luân phiên cho bé bú: nếu lần này bé bú bên trái thì lần khác sẽ là bên phải. Ngoài ra, việc cho bé bú đều còn sản xuất ra một loại hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả. Nhờ thế, bạn tránh được tình trạng mất sữa.

Quan niệm nếu bé bỏ bú trong vài ngày thì người mẹ không nên cho bé bú tiếp vì sợ sữa bị chua là không đúng. Sữa mẹ khác với sữa được dự trữ trong bình nên nó không thể bị hỏng.