Hơn 50% trẻ em Việt Nam bị thiếu chất dinh dưỡng

0
1581

Theo thống kê về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nước ta so với các nước khu vực Đông Nam Á đầu năm vừa qua, trẻ em Việt Nam thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin A, B1, C, D, sắt cao hơn so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia, số trẻ bị thiếu hụt vi chất lên đến hơn 50%.

GS-TS Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đã khuyến cáo tại buổi công bố kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đầu tháng Ba vừa qua: Hơn 50% trẻ em Việt Nam thiếu hụt các vi chất như vitamin A, B1, C, D và sắt trong khẩu phần ăn. Con số này cao hơn so với ba nước cùng được khảo sát là Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

>>> Sản phẩm:

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cho biết, trẻ em bị thiếu vi chất dinh dưỡng được chia làm hai loại: Nhóm thiếu chất khoáng và nhóm thiếu vitamin.

Nhóm thiếu khoáng chất: Chủ yếu như canxi, sắt, kẽm

Biểu hiện trẻ thiếu sắt: Trẻ xanh xao, uể oải, không tập trung, khả năng nhớ kém, da thịt nhão, hay rụng tóc.

Nguyên nhân: Trẻ thường bị thiếu sắt vào tuổi ăn dặm do bé không chịu ăn dặm, sữa uống không cung cấp đủ lượng sắt, trẻ chỉ ăn nước không ăn cái (ăn nước luộc thịt, luộc cá mà bỏ bã), không chịu ăn rau và trái cây, thiếu sắt dễ dẫn tới thiếu máu ở trẻ.

Cần cho trẻ ăn thịt cả phần nước và cái (ảnh minh họa)

Biểu hiện bé thiếu kẽm:

Khi thiếu kẽm trẻ có thể bị táo bón, nhiều ngày mới đi ngoài một lần, phân khô, rắn, đóng cục, hoặc trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Chậm liền các vết thương, thương tổn ở da và mắt, biếng ăn, ăn không ngon miệng, rối loạn vị giác, nôn, trớ không nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ hay tỉnh giấc quấy khóc đêm. Trẻ chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm phát triển, dễ ốm vặt, nhiễm trùng hô hấp.

Nhóm 2 thiếu Vitamin

Vitamin đầu tiên phải kể đến là Vitamin D hàng ngày Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh

Trong nhóm bệnh do thiếu vitamin, nếu bị thiếu vitamin A, trẻ hay khô da, nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới mắt như khô giác mạc, kết mạc. Thiếu vitamin A còn tác động xấu tới cả hệ miễn dịch và sự tăng trưởng của bé.

Hằng ngày, khoa Dinh dưỡng BV Nhi Đồng 2 gặp rất nhiều bệnh nhi bị thiếu vitamin D. Biểu hiện của trẻ khi thiếu vitamin D giống như thiếu canxi: dễ bị kích thích, dễ cáu gắt, quấy khóc, hay vặn mình, ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều, tóc thưa, rụng hình vành khăn, chậm phát triển chiều cao, chậm đi đứng và vận động. Theo BS Hậu, để cơ thể bé tổng hợp được vitamin D, phải cho trẻ ra nắng. “Không chỉ bé mà ngay bà mẹ cũng nên phơi trực tiếp dưới nắng ấm mỗi sáng sớm từ 15 đến 20 phút. Trong lúc phơi nắng, không nên che đậy da bé, làm mất đi tác dụng của ánh nắng. Phụ huynh cũng nên hỗ trợ cơ thể bé tổng hợp vitamin D dễ dàng hơn bằng cách bỏ thêm dầu ăn vào bột, cháo của bé. Dầu ăn không chỉ giúp hòa tan vitamin D, A mà còn làm bữa ăn của bé đầy đủ năng lượng”, bác sĩ Hậu chia sẻ.

Nhóm bệnh do thiếu vitamin ở trẻ còn phải kể tới là các bé bị thiếu vitamin nhóm B, C. Việc thiếu vitamin nhóm B ảnh hưởng tới chuyển hóa. Thiếu vitamin nhóm C khiến hệ miễn dịch của bé kém, làm bé hay bị ốm.

Để tránh trẻ bị thiếu hụt vi chất các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ khi chăm con cần lưu ý những điều sau:

Cần cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả để bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng khác và vitamin (ảnh minh họa)

– Không chỉ ăn bột cháo với nước hầm xương (vấn đề này nhiều bạn đọc đã biết đến vì nước hầm xương thực chất không chứa nhiều chất dinh dưỡng và canxi mà chủ yếu là chất béo và giúp bột/cháo ngọt nước mà thôi).

– Không cho trẻ ăn chất béo như dầu ăn và mỡ động vật, thực tế trẻ cần bổ sung thêm chất béo để có thể hấp thụ các vitamin A và D vốn chỉ tan trong dầu.

– Ăn cả cái lẫn nước, không được bỏ xác rau, thịt, cá, tôm. Nếu trẻ lười nhai hay bỏ bã thì cần băm nhuyễn các thực phẩm trộn cùng cơm/ cháo cho trẻ ăn, nếu trẻ biết nhai mà không thích ăn thì có thể chế biến thành nhiều món như làm ruốc, hầm nhừ thịt cho trẻ.

– Ăn quá nhiều váng sữa, uống quá nhiều sữa công thức. Sữa và các chế phẩm từ sữa rất tốt cho trẻ nhưng cái gì nhiều cũng không tốt, không nên cho trẻ ăn quá 1 hộp váng sữa/ngày. 500ml sữa cho trẻ 2 tuổi trở lên là hợp lý, trẻ cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác như cháo, các loại thịt, hoa quả, rau xanh…

– Bổ sung quá nhiều đạm trong chén cháo của trẻ như thịt, cá, tôm cua, phô mai làm trẻ ngán và ăn khó hấp thụ trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chỉ cần 100 đến 120g thức ăn/ngày.

– Ăn đa dạng, ăn nhiều các thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng.

Nguồn: Tổng hợp

>>> Mẹ có thể quan tâm:

Tin liên quan: