Làm đẹp an toàn khi mang thai

0
2483

Các bà bầu thường suy nghĩ rằng, mọi thứ đưa vào cơ thể hoặc chỉ tác động bên ngoài cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Nhưng họ không biết rằng những gì họ dùng trên da mình với mục đích làm đẹp ngay cả khi mang bầu cũng quan trọng không kém.

Trị mụn khi bụng bầu
Nhiều thai phụ bị nổi mụn trong 3 tháng thai nghén đầu tiên do tác động của sự thay đổi của các yếu tố nội tiết tố, cả khi làn da họ vốn mịn màng. Nếu bạn bị mụn trong thai kỳ, bác sĩ da liễu có thể kê đơn cho bạn một loại kháng sinh ngoài da an toàn.

Nếu bạn thấy tình hình không đến mức phải đến gặp bác sĩ da liễu thì các loại sửa rửa mặt chứa ít hơn 2% acid salicylic được xem là an toàn cho thai phụ; hãy nhớ xem kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua và sử dụng. Bạn có thể tham khảo bác sĩ sản mà mình đang theo khám để chắc chắn về loại sản phẩm bạn sử dụng.

Hãy tránh dùng tất cả các loại mỹ phẩm (dược mỹ phẩm) trị mụn khác ở dạng để lâu trên da hoặc không rửa lại như kem hoặc sữa dưỡng, gel, cũng như mặt nạ… vì chúng thường chứa acid salicylic và retinoid. Và xin nhắc lại lần nữa là bạn tuyệt đối không được dùng thuốc uống trị mụn chứa retinoid.

Các thành phần thường thấy trên nhãn sản phẩm trị mụn – nhóm nên tránh đối với thai phụ:

Beta hydroxy acid (BHA)

  • Differin (adapelene)
  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Retinoic acid
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Salicylic acid
  • Tazorac và avage (Tazarotene)
  • Tretinoin

Ghi chú: Acid Glycolic thuộc alpha hydroxy (AHAs) an toàn đối với bà mẹ mang thai.

làm đẹp an toàn khi mang thai
Lưu ý dùng kem rạn da có thể gây sảy thai hoặc sinh non

Kết luận: Cần điều trị dưới sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ da liễu, hoặc chỉ sử dụng sữa rửa mặt trị mụn dịu nhẹ.

Kem tẩy lông hoặc ức chế mọc lông
Kem giúp tẩy lông (hoặc rụng lông) bằng hoá chất hoặc ức chế mọc lông giữa những lần cạo nghe như một giấc mơ thành hiện thực với đôi chân của bạn. Mặc dù loại kem này có nồng độ hoá chất cao và dễ gây kích ứng da, nhưng tin mừng là chúng lại được xem là sản phẩm an toàn đối với bà mẹ mang thai và không có thành phần nào trong các sản phẩm này được khuyến cáo phải tránh dùng. Miễn là bạn sử dụng kem tẩy lông đúng theo chỉ dẫn, sản phẩm này sẽ không thẩm thấu vào máu nên chúng sẽ không thể làm hại đến con yêu của bạn.

Nếu bạn bị dị ứng hoặc kích ứng da khi dùng kem ức chế lông hoặc tẩy lông, bạn nên tránh dùng chúng trong thai kỳ của mình. Bên cạnh đó, da của một số phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai, do vậy, bạn nên thử phản ứng của kem trên một vùng da nhỏ trước khi dùng trên diện tích da rộng hơn. Trước khi tẩy lông cho toàn bộ chân, hãy dùng thử với một ít kem ở vùng da sau đầu gối, sau đó rửa sạch và đợi 24 giờ để xem liệu da có bị kích ứng không. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng để để tẩy lông vùng bikini.

Các thành phần thường thấy trên nhãn sản phẩm tẩy lông và giảm mọc lông – nhóm an toàn:

  • Potassium Thioglycolate (kem rụng lông)
  • Calcium Thioglycolate (kem rụng lông)
  • Sodium Hydroxide (kem ức chế mọc lông)
  • Sanguisorba Officinalis Root Extract (kem ức chế mọc lông)
  • Hydrolyzed Soy Protein (kem ức chế mọc lông)

Kết luận: Có thể sử dụng an toàn.

Kem chống nắng

Mang thai không có nghĩa là bạn phải giã từ các bãi biển xinh đẹp và đầy thư giãn. Trên thực tế, cảm nhận cát luồn giữa các ngón chân và nắng lùa ấm áp qua mát tóc là một liệu pháp thư giãn tuyệt vời. Và đừng quên rằng, dù đã làm mẹ, bạn vẫn phải dùng kem chống nắng đấy nhé!

Kem chống nắng với các thành phần thâm nhập vào da ở mức nông được xem là an toàn khi bạn đang mang thai. Titanium dioxide và oxide kẽm là những thành phần chống nắng mạnh nhưng không thẩm thấu vào da. Bên cạnh việc dùng kem chống nắng, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên tiếp xúc với ánh nắng một cách thông minh hơn – tránh nắng vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đội mũ rộng che nắng, đep kính mát, mặc quần áo chống tia UV và thoa lại kem chống nắng mỗi 2 giờ.

Nếu bạn bị nám da, hãy dùng kem chống nắng có chỉ số chống UV cao.
Các thành phần thường thấy trên nhãn sản phẩm chống nắng – nhóm an toàn cho thai phụ:

  • Titanium dioxide
  • Zinc oxide
  • Avobenzone (Parsol 1789)
  • Oxybenzone
  • Dioxybenzone
  • Benzophenone
  • Octyl methoxycinnamate (OMC)
  • Para-aminobenzoic acid (PABA)
  • Octocrylene

Kết luận: Có thể sử dụng an toàn.làm đẹp an toàn khi mang thai

Mỹ phẩm trang điểm
Bạn có thể nghĩ rằng mỹ phẩm trang điểm chỉ có hiệu quả tạo nên lớp phủ xinh đẹp bên ngoài và không thẩm thấu qua da để vào máu nên không đáng lo ngại trong thai kỳ, nhưng thực tế mỹ phẩm cũng cần được cân nhắc khi dùng trong thai kỳ.

Một số loại mỹ phẩm trang điểm được ghi nhãn “noncomedogenic” hay “nonacnegenic” – nghĩa là chúng không chứa dầu và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Chúng có thể được sử dụng an toàn và không gây hại cho em bé của bạn.

Tuy vậy hãy tránh dùng các loại mỹ phẩm chứa retinol và acid salicylic (thường tìm thấy trong các mỹ phẩm trang điểm cho da mụn).

Nếu muốn cẩn thận hơn nữa trong thai kỳ của mình, bạn có thể thử dùng dòng mỹ phẩm khoáng (mineral makeup). Những sản phẩm này sử dụng thành phần chỉ bám ở lớp ngoài của da và không kích ứng với hầu hết mọi người.

Các thành phần trên nhãn mỹ phẩm trang điểm – nhóm nên tránh đối với thai phụ:

Differin (adapelene)

  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Retinoic acid
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Tazorac and avage (Tazarotene)
  • Tretinoin

Kết luận: Tránh dùng mỹ phẩm chứa retinoid hoặc acid salicylic. Ngoài ra, mỹ phẩm nói chung là an toàn cho bà mẹ mang thai.

Kết luận chung:
Nếu đang mang thai, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những sản phẩm bạn dùng trên da mình. Nếu như bạn đã sử dụng sản phẩm có chứa một trong các thành phần có thể có hại được nêu trong bài viết này, cũng đừng hoảng hốt và lo lắng quá, đơn giản là hãy ngưng sử dụng chúng và chọn sản phẩm thay thế có các thành phần an toàn cho bà mẹ mang thai.

Đa số những mỹ phẩm và dược mỹ phẩm không thuộc dòng đặc trị và không yêu cầu phải có toa của bác sĩ da liễu nhìn chung là an toàn. Và nếu bạn chỉ sử dụng các sản phẩm này với khoảng dưới 10% bề mặt da thì nguy cơ gây hại cho mẹ và bé là rất thấp. (Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc và đã quá hạn sử dụng!)
Theo Babycenter.

>>> Tại KidsPlaza chuyên cung cấp các loại mỹ phẩm làm đẹp cho mẹ trước và sau sinh, mẹ bầu có thể tham khảo: