Mẹ bầu uống nước đá, lợi hay hại?

0
14148

Mùa hè nóng nực đã đến, chủ đề “Mẹ bầu uống nước đá được không?” đang được các mẹ bầu thắc mắc và bàn luận khá rôm rả. Mẹ bầu đang cùng câu hỏi này, hãy đọc bài viết này để tìm câu trả lời nhé!

1. Cách uống nước đúng cho mẹ bầu

Trong thai kỳ, điều quan trọng là mẹ không được để cơ thể mất nước, vì nước giúp những chất dinh dưỡng chuyển vào cơ thể mẹ và bào thai tốt hơn. Ngoài ra, uống nước “đánh bại” chứng trữ nước, giúp thai phụ giảm phù nề.

Mẹ uống đủ nước sẽ khiến gia tăng lượng nước ối quanh bào thai; mẹ đi tiểu đều, giảm hẳn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; tránh mất nước khi mẹ đổ mồ hôi (bà bầu có xu hướng đổ nhiều mồ hôi do bào thai phát triển).

Trong những tháng đầu, thai phụ cần uống đủ nước nhiều hơn, từ 1,8-2 lít nước. Thời gian cuối thai kỳ, lượng nước cần uống là 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Cách uống tốt nhất nên là cách 2 tiếng uống một cốc nước, một ngày nên uống từ 7 – 8 lần, hãy uống từng hớp nước một và ngậm một chút trước khi nuốt. Mẹ tuyệt đối đừng để khi thấy khát mới uống nước, bởi khi đó cơ thể đã có dấu hiệu hơi mất nước rồi.

2. Lý do khiến mẹ bầu “thèm” nước đá?

Ở các vùng nhiệt đới, nước đá luôn là loại nước giải nhiệt rất quen thuộc. Thói quen uống nước đá quá quen thuộc với người Việt chúng ta, và các bà bầu cũng không phải ngoại lệ. Rất nhiều mẹ thích uống nước đá lạnh khi mang thai. 

Đặc biệt, ở tam cá nguyệt đầu, bà bầu phải vật lộn với những cơn ốm nghén. Việc uống nước đá lại làm đỡ hẳn các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, các triệu chứng ợ nóng… Nước đá lạnh còn hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày và có thể làm giảm đau tim. 

Thân nhiệt của bà bầu cao hơn người bình thường, khiến người luôn cảm thấy nóng bức. Việc uống một ly nước đá giúp cơ thể mẹ bầu hạ nhiệt, song, đây còn là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể mẹ bầu đang thiếu sắt.

3. Khi uống nước đá, mẹ bầu sẽ gặp những nguy hiểm gì?

– Hệ tiêu hóa kém: Vi khuẩn có hại trong nước đá sẽ đi vào dạ dày của bà bầu, làm niêm mạc dạ dày bị co đột ngột dẫn đến chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm, dẫn đến các hiện tượng như đi ngoài, đau dạ dạy, tiêu hóa kém… 

– Nước đá có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes: Loại vi khuẩn này tồn tại ở môi trường nhiệt độ âm, khi chúng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu có thể gây nên nguy cơ sảy thai, thai dị tật.

– Nước đá gây viêm nhiễm đường hô hấp: Mẹ bầu uống nước đá nhiều sẽ khiến mạch máu ở mũi, họng, khí quản co vào đột ngột, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như đau rát, ho, bà bầu bị đau đầu, nghiêm trọng còn dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp hoặc viêm amidan.

4. Mẹ uống nước đá có ảnh hưởng đển thai nhi không?

– Nước đá kích thích thai nhi: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thai nhi trong bụng rất nhạy cảm với lạnh. Do đó, khi bà bầu uống nước đá sẽ khiến thai nhi tăng tần số cử động, có thể gây sinh non hay sẩy thai.

– Nước đá gây co thắt tử cung: Mẹ bầu có cơ thể nhạy cảm mà uống nước đá lạnh có thể xảy ra hiện tượng co thắt tử cung. Và đây chính là nguyên nhân gây nên các hiện tượng như động thai, sinh non.

Tạm kết

Tổng hợp lại những nguồn thông tin trên, nhiều chuyên gia đưa ra khuyến cáo, bà bầu chỉ nên uống nước lọc hoặc đun sôi để nguội để thanh lọc cơ thể, tránh nguy cơ mất nước, đảm bảo lượng nước ối quan trọng trong thai kỳ. Theo đó, một ngày mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể từ 2,5 đến 3 lít nước và tuyệt đối không nên uống nước đá trong thời kỳ mang thai.

Nguồn: vn.theasianparent.com, eva.vn

>>> Thay vì uống nước đá, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu bổ sung sữa bầu pha sẵn để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé thông minh: