Nhìn phân đoán bệnh trẻ chính xác nhất

0
4534

Ngoài những biểu hiện khóc, quấy, bỏ ti,.. để mẹ đoán được tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Theo dõi phân của trẻ cũng là một cách để mẹ hiểu về hệ tiêu hóa của con. Phân màu gì là bé khỏe mạnh? Phân của bé biến đổi màu thì mẹ nên làm gì? Hãy tham khảo

Tình trạng phân ở trẻ được gọi là bình thường

  • Phân su (phân của trẻ mới sinh) thường sẽ đặc, dính và có màu xanh đen
  • Vài ngày đầu, phân của bé sẽ chuyển sang màu xanh lục, đặc. Cuối tuần đầu tiên sẽ chuyển sang màu vàng/nâu vầng
  • Trẻ bú sữa mẹ, phân thường có màu vàng/hơi xanh, sệt lỏng (hơi giống như bị tiêu chảy), mùi có thể hơi chua, một số trường hợp còn có hạt trắng lẫn trong phân
  • Trẻ bú sữa công thức, phân bé màu nâu/vàng nâu/xanh lá cây nâu; nhìn sẽ đặc và có mùi hôi nặng hơn sữa mẹ (có thể vẫn sẽ xuất hiện hạt trắng ở trong phân)
  • Khi bé lớn hơn, phân sẽ thay đổi theo từng giai đoạn và phụ thuộc vào những thực phẩm/sữa bé dung nạp vào cơ thể
  • Bé còn bú sữa mẹ/sữa công thức thì phân sẽ mềm/lỏng
  • Bé bắt đầu ăn dặm, phân sẽ cứng hơn và mùi nặng hơn, màu sắc sẽ theo màu thức ăn của bé, thậm chí còn có các vụn thức ăn trong phân

Nhìn màu phân đoán tình trạng sức khỏe bé

  • Phân của bé nhầy, có màu đỏ (lẫn máu), mùi tanh

Đây là biểu hiện của tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa. Nếu phân dính máu, bé đi ít một thì là biểu hiện bé bị táo bón.

Nếu phân của bé lẫn máu và có cả chất nhầy thì bé có thể đang gặp phải các vấn đề về viêm đại tràng/trực tràng/bệnh lý nhiễm trùng

Tình trạng cảnh báo cần đưa bé đi khám tại bệnh viện là khi phân đỏ, sệt sền như thạch kèm thêm việc bé bị đau bụng, quấy khóc,..

  • Phân nhạt màu

Nếu phân bé nhạt và có tiểu nước sẫm thì có thể bé bị liên quan tới vấn đề gan/hệ tiêu hóa; cần đưa đi khám sớm

Phân bé màu hơi trắng, màu nhạt là dấu hiệu của chứng tắc ống dẫn mật. Khi phân bé có mùi hôi, đổ vào nhà vệ sinh thấy nổi thì đó là do bé không hấp thu được các dinh dưỡng và bị khó tiêu. 

  • Một số trường hợp mẹ cần chú ý cho bé đi khám sớm

Các mẹ theo dõi tình trạng phân của bé thấy có biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm  (không phải do chế độ ăn uống) thì nên cho bé đi khám sớm:

+ Phân bé đổi màu nhưng không trở lại bình thường sau vài ngày

+ Bé bú bình, không bú mẹ, đi ngoài phân xanh, dạng lỏng

+ Bé mệt mỏi, kèm biểu hiện nôn trớ

+ Nước tiểu bé có màu sẫm, phân có màu bất thường (trắng/xám/đen nhưng không phải phân su) và có máu

+ Phân bé cứng, bé phải “rặn” để đưa phân ra ngoài hoặc bé bị đi ngoài nhiều lần 1 ngày

Nguồn: tham khảo tại website Bệnh viện Thu Cúc

Tham khảo TOP những dòng sản phẩm men hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé đang bán chạy tại Kidsplaza:

Xem thêm: 

>>> [Mách mẹ] Top 10 sữa dành cho trẻ tiêu hóa kém, tốt nhất 2022

>>> Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, nôn trớ – Nguyên nhân và cách trị