Ưu, nhược điểm của 5 phương pháp ăn dặm đang hot nhất hiện nay

0
7796

Có rất nhiều các phương pháp ăn dặm cho bé khiến mẹ phân vân không biết lựa chọn loại nào.Tuy nhiên, mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng mà mẹ cần hiểu rõ sau đó mới nên chọn phương pháp cho bé.

  1. Ăn dặm theo phương pháp nhai đồ ăn cho bé

Phương pháp này thường được sử dụng nhiều ở các thế hệ ông bà còn với các mẹ hiện đại thời nay thì không còn sử dụng nữa. Với cách này công dụng là giúp giảm bớt độ nóng và làm nhuyễn đồ ăn cho bé tránh bé bị hóc.

Theo chuyên gia Lee từng cho hay: nước bọt chứa vô số vi khuẩn, vì vậy, bé có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nếu mẹ hoặc người thân bị ốm hay mắc bệnh có thể lây truyền, tránh nhai trước thức ăn cho trẻ bằng mọi giá.

Vậy thì giải pháp sẽ là như thế nào? Gợi ý muốn làm nguội món ăn, hãy đảo đều nó lên sau khi chế biến. Và khi nếm thử thì tốt nhất là hãy sử dụng một chiếc thìa khác với chiếc thìa mẹ chuẩn bị sử dụng cho bé ăn.

Để bảo vệ con khỏi nguy cơ hóc, nghẹn, thì mẹ nên giới thiệu đồ ăn có dạng tương tự canh, súp cho bé từ 6-12 tháng. Loại bỏ bất cứ nguyên liệu có xương hoặc cứng nào như xương gà, lợn hoặc cá cơm. Cũng không được cho bé ăn các loại hạt hoặc những miếng thịt/rau dai hơn. Kích thước miếng thịt hoặc rau thích hợp cho bé là không quá nửa inch (1 inch = 2.54cm).Khi bổ sung các loại thực phẩm như thịt, cá…thì mẹ nên sử dụng các dụng cụ chế biến như máy xay, dụng cụ ray thức ăn…tất cả đều phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

  1. Phương pháp ăn dặm không gluten

Gluten cũng là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen hay các loại ngũ cốc.Vì thế nếu loại bỏ gluten hoàn toàn khỏi chế độ ăn của bé đồng nghĩa với việc không tiêu thụ nhiều dạng đồ nướng, bánh quy, bánh mỳ hay mỳ Ý.

Vậy bố mẹ nên làm gì? Đừng hạn chế chế độ ăn của bé, trừ khi bé bị dị ứng với gluten hoặc mắc bệnh không dung nạp gluten. “Ngũ cốc toàn phần và thực phẩm có nguồn gốc lúa mỳ thường có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin B, chất chống oxy hoá, sắt, selen và magie cũng như chất xơ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của bé”. Đặc biệt, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin B có thể dẫn tới táo bón cũng như tình trạng thiếu hụt vitamin.

Chính vì vậy mà bố mẹ biết mình nên cần làm thế nào rồi đúng không?

  1. Ăn dặm bằng các loại đồ ăn liền

Các túi thực phẩm và các lọ thực phẩm cho bé thực sự tiện lợi khi mẹ cùng bé ra ngoài vào những dịp nghỉ lễ, cuối tuần. Tuy nhiên, những loại đồ ăn mua sẵn này thường chứa nhiều đường. Và nếu nguyên liệu chính là trái cây, người ta vẫn có thể thêm vào đó chút nước ép cô đặc.

Khi trẻ lớn lên, nhu cầu dưỡng chất sẽ tăng và chỉ dựa vào những túi đồ ăn nhiều đường sẽ không đủ để đáp ứng. Mẹ sẽ cần bổ sung protein và nhu cầu calo cho bé từ những nguồn thực phẩm khác. Và các cha mẹ nên kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên bao bì túi đồ ăn để đảm bảo lượng đường, muối, chất béo trong đó nằm trong ngưỡng cho phép hàng ngày với bé. Đặc biệt là cần xem rõ nguồn gốc xuất xứ và mua cho bé ăn tại những địa điểm uy tín, chất lượng.

Để mua đồ ăn liền đảm bảo mẹ có thể tham khảo tại gian hàng online tại Kidsplaza: https://www.kidsplaza.vn/tag/chao-sai-gon-food

  1. Phương pháp ăn dặm BLW

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là cho bé ít trái cây, rau tươi dưới dạng những mẩu, miếng được thái nhỏ, được nghiền hoặc được nấu cho chín mềm. Mục đích của phương pháp này là giúp bé khám phá, nhặt và chọn bất cứ thực phẩm nào mà bé thích ăn chứ không phải được cho ăn. Qua đó, kỹ năng tự ăn uống của bé sẽ có cơ hội phát huy.

Với phương pháp này sẽ giúp cho bé tiếp xúc được với nhiều loại đồ ăn khác nhau từ khi bé bắt đầu ăn, và còn giúp bé mở rộng được khả năng tiếp nhận thực phẩm của trẻ. Từ đó mà việc áp dụng phương pháp này sẽ ngăn ngừa tốt hơn việc con bạn trở nên biếng ăn, kén ăn.

Vì thế mà các mẹ chỉ nên bắt đầu giới thiệu đồ ăn thô cho bé sau 6 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý tới các mốc phát triển khác như khả năng tự ngồi thẳng lưng của bé và cầm nắm những mẩu thực phẩm mà không cần trợ giúp. Trong bất cứ trường hợp nào, mẹ hãy luôn có mặt ở bên để giám sát bữa ăn của con.

  1. Phương pháp ăn dặm trì hoãn

Một số mẹ thích cho con bú tới khi bé 1 tuổi hoặc hơn 1 tuổi mà không cho con ăn dặm. Việc cho trẻ ăn dặm muộn mang những lợi ích nhất định nhưng chỉ có lợi khi trẻ ở giai đoạn 6-7 tháng tuổi, còn nếu bé trên 1 tuổi mẹ vẫn trì hoãn việc ăn dặm sẽ khiến trẻ bị thấp coi, suy dinh dưỡng vì không đủ chất.

Theo nghiên cứu việc trì hoãn ăn dặm có thể tăng nguy cơ bị mắc bệnh mạn tính cho trẻ như tiểu đường. Thiếu hụt sắt cũng rất phổ biến ở những đứa trẻ ăn dặm muộn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm ở trẻ ăn dặm sau 7 tháng tuổi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể không thích những thực phẩm có kết cấu khác lạ và không muốn thử những loại đồ ăn mới.

Vì thế mà khi trẻ được 6 tháng tuổi mẹ nên tiếp tục cho con bú nhưng nên bắt đầu giới thiệu đồ ăn thô cho bé từ thời điểm 6 tháng tuổi.

Đây là một số phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên không phải bé nào cũng giống nhau, mẹ nên thử và lựa chọn phương pháp hợp và khiến bé thích thú thì sẽ đem lại được kết quả tốt hơn đó.

>>>Sản phẩm tham khảo: