Đừng để con bị suy dinh dưỡng thấp còi

0
1736

3 giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ:

– Trong bào thai: trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong bào thai để làm tiền để phát triển sau này, nếu trong thời gian mang thai mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hoặc con sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.

– Trẻ dưới 2 tuổi: Khi trẻ trưởng thành sẽ có chiều cao gấp đôi so với chiều cao khi bé được 2 tuổi, vì vậy giai đoạn dưới 2 tuổi của trẻ rất quan trọng.

– Trước khi dậy thì: Ở bé gái thời kỳ dậy thì rơi vào khoảng 10 đến 13 tuổi, ở bé trai thời kỳ dậy thì vào tầm 13 đến 17 tuổi, trong giai đoạn này trẻ phát triển rất nhanh về thể chất và sẽ chậm lại sau quãng thời gian này.

Thế nào là suy dinh dưỡng thấp còi?

Trẻ chậm phát triển chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Theo tổ chức Y tế thế giới thì hiện này số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi chiếm khoảng 29%, ước tính khoảng 154 triệu trẻ. Trẻ em dưới 3 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi thì khi lớn lên cũng có chiều cao thấp, dễ mắc bệnh và nguy cơ tử vong cao, khả năng lao động kém hơn so với người bình thường.

Khi còn bé mà trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi thì khi lớn lên khả năng trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi cũng cao hơn, đối với trẻ gái bị suy dinh dưỡng thấp còi khi lớn lên cũng có nguy cơ sinh con suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn.

Trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi bao gồm:

– Trẻ bị sinh non (sinh dưới 37 tuần thai)

– Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai ( sinh sau 37 tuần nhưng cân nặng thấp hơn 2.5kg).

– Trẻ bị các dị tật bẩm sinh.

– Trẻ bị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa kéo dài.

– Trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp và tiêu hóa.

– Trẻ bị còi xương, trẻ không được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi:

– Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ

– Ảnh hưởng đến thế hệ mai sau

– Nguy cơ béo phì tăng cao vì thấp chiều cao

Những nhân tố quyết định đến chiều cao của trẻ và biện pháp khắc phục

– Di truyền.

– Dinh dưỡng

– Thể thao.

Vậy nếu bố mẹ có chiều cao khiêm tốn một chút cũng không phải lo lắng, bạn có thể cải thiện chiều cao của con bằng hai cách: chế độ dinh dưỡng và thể dục thể thao hợp lý.

Về chế độ dinh dưỡng:

Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, bổ sung năng lượng cho trẻ vì chế độ ăn thiếu năng lượng làm trẻ không thể cao lớn được, trẻ cần được bổ sung bằng 4 nhóm chính đó là: tinh bột, rau xanh, đạm (thịt, cá, tôm, trứng…) và dầu ăn trong mỗi bữa ăn.

Các thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt và kẽm tốt cho sự phát triển của bé như:Thịt, cá, trứng, sữa, thủy sản trong đó các loại thức ăn chứa nhiều kém như: thịt gà, hàu, sò…kẽm có tác dụng rất tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng liên tục và bú đến khi 2 tuổi mới cai sữa, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì bổ sung thêm cho trẻ các sữa công thức. Sữa giúp cung cấp canxi cho bé tốt nhất vì canxi trong sữa hấp thụ dễ hơn trong các thực phẩm khác.

Cho trẻ ăn thêm các loại rau xanh và hoa quả chín để trẻ được cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất giúp hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…

Điều trị kịp thời các bệnh còi xương, rối loạn tiêu hóa khi trẻ mắc phải.

Cho trẻ vận động thể dục thể thao giúp phát triển chiều cao như: bơi lội, cầu lông, bóng rổ, lên xà… tránh cho trẻ tập tạ hoặc lao động bê vác các vật nặng.