Dùng tã cho bé bao lâu thì thay một lần ?

0
16590

Trên thực tế, để bảo vệ da trẻ sơ sinh, sau một thời gian nhất định, mẹ nên thay tã mới cho bé, ngay cả khi nó không bị bẩn. Vậy sau bao lâu thì thay tã cho bé 1 lần?

Khi nào thay tã cho bé ?

Rôm sảy, hăm tã, mẩn ngứa,…và hàng loạt các vấn đề khác có thể bé yêu sẽ gặp phải nếu như bạn “lười” thay tã cho bé. Trung bình, một đứa trẻ cần được thay tã sau mỗi 4 tiếng 1 lần cho dù là tã có bị bẩn hay không, nghĩa là khi kiểm tra thấy tã của bé đang mặc vẫn cần “sạch trơn” thì mẹ vẫn cần phải thay cho bé 1 cái tã mới nếu như đã qua 4 tiếng đồng hồ, điều này sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé và tất nhiên, nếu bé “ị đùn” hoặc làm ướt tã thì mẹ cần phải thay ngay 1 cái tã khác cho bé, trước khi các chất bẩn kịp bám vào da của bé.

Đặc biệt, ở những tháng đầu đời, thời gian thay tã cho trẻ sơ sinh cần được rút ngắn lại hơn thế nữa, cụ thể sau 2-3 tiếng bé sẽ cần 1 chiếc tã mới.

Dùng tã bao lâu thì thay

Dùng tã bao lâu thì thay

Hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh

  • Chuẩn bị đầy đủ trước khi thay tã cho trẻ sơ sinh
  • 1-2 miếng tã sạch
  • Khăn hoặc giấy sạch
  • Lựa chọn vị trí bằng phẳng để thay tã
  • Nếu bé chưa đủ 1 tháng tuổi hay bị hăm tã, mẹ cần chuẩn bị thêm bông gòn, nước ấm, thuốc bôi trị hăm.
Thay tã cho bé gái

Dùng một tay đỡ 2 chân bé lên, tay còn lại dùng bông gòn hay khăn mềm ẩm lau sạch những chất bẩn dính vào da bé. Mẹ có thể dùng khăn ướt không mùi để vệ sinh cho bé nếu bé không bị dị ứng.

Các bước lau: gấp miếng khăn lại, vừa đủ cầm, lau sạch phía trong các nếp gấp và lau theo hướng đi xuống. Vệ sinh cẩn thận “vùng kín” của bé, lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn, không lau rửa sâu bên trong. Lau khô lại bằng một miếng khăn mềm khác, sau đó thoa 1 lớp mỏng kem mỡ (loại kem chống kích ứng) xung quanh vùng kín và trên mông bé đế tránh cho trẻ sơ sinh bị hăm, nổi mẩn.

Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo các mẹ không nên dùng phấn rôm cho bé gái vì nó sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với trẻ bình thường.

Thay tã cho bé trai

Khi thay tã cho bé trai, bạn cần chú ý tới việc bé có thể “tè” và bắn vào người bạn bất cứ lúc nào, vì thế bạn nên dùng một miếng tã hoặc khăn mềm che chắn “vùng kín” của bé trong lúc thực hiện việc thay tã.

Dùng một miếng khăn ẩm lau phía dưới dương vật và phía trên tinh hoàn, hướng về phía hậu môn. Nếu bé chưa cắt da quy đầu, bạn không nên cố gắng kéo lớp da quy đầu ra sau. Lau khô lại bằng một miếng khăn mềm khác. Sau đó thoa một lớp mỏng kem mỡ xung quanh “vùng kín” và trên mông bé để tránh nổi đỏ dị ứng.

Khi mới cắt bao quy đầu cho bé, bạn cần chú ý đến sự thay đổi của vùng da này, nếu khu vực này sưng tấy, lở loét đóng màng vàng có chất nhầy, hãy đưa bé trở lại bệnh viện nơi cắt bao quy đầu cho bé.

Đối với bé đã được cắt bao quy đầu, bạn cần phải vệ sinh khu vực này một cách nhẹ nhàng và cẩn thận, dùng một miếng gạc mỏng thấm thuốc sát trùng, kháng viêm đặt trên đầu của dương vật bé. Dương vật sẽ mất khoảng một tuần để lành lại.

Nếu bạn nhìn thấy đầu dương vật của bé hơi sưng đỏ, có một lớp màng vàng hoặc dịch màu vàng xuất hiện thì đây là dấu hiệu bình thường, bạn chỉ cần bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.

Chú ý: Đối với làn da mỏng manh của bé, việc đóng bỉm 24/24 sẽ dễ gây kích ứng cho da bé và nếu bạn lại không thường xuyên thay tã cho bé thì đây là điều kiện rất thuận lợi để chứng hăm tã đáng ghét xuất hiện. Để phòng tránh, hãy cho bé “nude” một lúc sau khi thay tã và giữ cho làn da bé luôn khô thoáng. Khi bé bị nổi những mẩn đỏ, bạn cần thoa kem chống hăm hoặc thuốc mỡ mà bác sĩ đã chỉ định lên vùng da đó.

Xem thêm:

Đánh giá chi tiết bỉm Goon và Moony loại nào dùng tốt hơn?

Cách sử dụng tấm lót sơ sinh cho bé ?

Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh có tốt không ?