Mẹ bầu mắc Covid cần làm những gì?

0
3367

Trong thời điểm dịch bệnh đang căng thẳng, số ca lây chéo khắp nơi không rõ nguồn lây thì mẹ bầu cần làm gì nếu bị nhiễm Covid-19?

Những thông tin mẹ bầu cần biết

  • Nếu phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 dễ chuyển biến nặng hơn so với phụ nữ không mang thai. Khi chuyển biến nặng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ecmo… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi
  • Mẹ bầu cần chủ động tuân thủ các biện pháp phòng dịch  bảo vệ chính mình như tiêm vắc xin, thực hiện đầy đủ biện pháp 5K
  • Giữ tâm lý bình tĩnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Phát hiện dấu hiệu mẹ bầu mắc Covid-19

  • Sốt và lạnh người
  • Viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm, khó thở, hơi thở ngắn, thở gấp
  • Mệt mỏi, đau cơ, nhức mỏi toàn thân
  • Đau đầu, mất vị giác hay khứu giác
  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Nôn, cảm giác buồn nôn
  • Tiêu chảy

Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày. Khi nhiễm Covid ở thể nhẹ người nhiễm có thể tự phục hồi sau khoảng 7-10 ngày. Một số yếu tố khiến mẹ bầu có nguy cơ diễn biến nặng:

  • Mang thai khi trên 35 tuổi
  • Chỉ số cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 25
  • Có kèm bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ,…

Trong trường hợp mẹ bầu có triệu chứng trên sốt 38 độ C, ho, mất khứu giác, khó thở, tức ngực,… mẹ bầu cần báo cơ sở y tế địa phương gần nhất hoặc liên hệ với bác sĩ khám thai cho mình để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Mẹ bầu nhiễm Covid có nguy hiểm không

Đối với mẹ bầu sức khỏe bình thường

Phụ nữ mang thai khỏe mạnh khi mắc Covid-19 tăng nguy cơ sinh non (sinh con trước khi đủ 37 tuần), thai chậm phát triển, thai lưu…Thường xảy ra ở giai đoạn sớm trong những tuần đầu hoặc ba tháng đầu thai kỳ.

Đối với mẹ bầu có bệnh lý: như đái  tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp …

Nếu nhiễm Covid-19 thì tăng nguy cơ nhập viện, tăng nguy cơ bệnh chuyển nặng. Vì vậy, sẽ tăng nguy cơ sanh non, thai chết lưu… Tuỳ thuộc vào tình trạng hô hấp và các chức năng sống của mẹ và tuổi thai, bác sĩ sẽ cân nhắc chấm dứt thai kỳ trước ngày dự sinh hay không.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu nhiễm Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cách điều trị cho mẹ bầu khi nhiễm Covid-19

Theo thông tin từ website chính thức của bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, các mẹ bầu bị nhiễm Covid-19 phải theo dõi triệu chứng của mình để có phương pháp điều trị phù hợp

Cách ly tại nhà

Mẹ bầu là F0 (không có bệnh nền hoặc có bệnh nền đã điều trị ổn, không béo phì), sau 7 ngày được điều trị tại các cơ sở y tế đã có kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính hoặc dương tính nhưng có tải lượng virus thấp (giá trị CT>=30) sẽ được cho về tự cách ly và điều trị tại nhà. Tiếp tục xét nghiệm PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.

Có thể mẹ quan tâm

Những điều cần lưu ý khi cách ly tại nhà:

  • Mang khẩu trang thường xuyên, trừ những lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân
  • Thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang
  • Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo… 
  • Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Nhiệt độ bình thường từ 36 – 37,5 độ C, sốt nhẹ từ 37 – 38 độ, sốt vừa 38 – 39 độ, sốt cao 39 – 40 độ, sốt quá cao trên 40 độ. Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C.
  • Một số loại thuốc mẹ bầu có thể dùng:

+Paracetamol: có tác dụng sau khoảng 30 phút, không nôn nóng uống quá liều. Mỗi lần uống cách nhau 4 giờ đồng hồ, tối đa 2 – 4 viên/ngày. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp có bệnh lý về gan trước đó.

+Ibuprofen: Nếu không có hoặc dị ứng với Paracetamol, thai phụ có thể dùng Ibuprofen. Lưu ý là Ibuprofen không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ và phụ nữ cho con bú.

+Khi sốt trên 38,5 độ C nhưng bị dị ứng với Ibuprofen và Paracetamol, bạn nên cân nhắc dùng thêm thuốc khác như Aspirin, Celecoxib, Diclofenac.

  • Uống đủ nước: 40ml/kg cân nặng/ngày. Bù nước bằng nước điện giải Oresol. 
  • Khai báo y tế ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.
  • Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước; tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày (hít sâu thở từ từ). 
  • Lưu số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ.

Điều trị tại bệnh viện

Mẹ bầu điều trị tại bệnh viện dưới đây cần đi tới bệnh viện kịp thời:

  • Sốt trên 38,5 độ C, thở nhanh hơn 20 lần/phút, SpO2 (nồng độ bão hòa oxy trong máu) dưới 95%, đau tức ngực.
  • Cần cấp cứu khi tím môi hoặc đầu chi, thở nhanh hơn 30 lần/phút, SpO2 dưới 93%, lừ đừ, li bì khó đánh thức.

>>> Xem thêm: Hiểu đúng về chỉ số SpO2 và hướng dẫn sử dụng máy đo SpO2

Các vật dụng mẹ bầu cần có khi ở bệnh viện điều trị:

  • 1 hộp khẩu trang y tế
  • 1 kính chắn giọt bắn
  • 1 chai nước rửa tay, 15 – 30 cặp găng tay dùng 1 lần
  • 1 chai xà phòng rửa tay, chai khử trùng nhỏ
  • 1 chai xà phòng tắm, gội đầu chai nhỏ
  • 2 khăn lau mặt, 2 khăn tắm
  • Áo quần gọn nhẹ đủ dùng 14 ngày
  • Bàn chải đánh răng
  • Đồ sạc pin điện thoại
  • Giấy tờ tùy thân, tiền mặt đủ dùng
  • 1 cặp nhiệt độ
  • Thuốc và viên sắt được bác sĩ kê toa…

Với các mẹ bầu bị nhiễm Covid-19 hãy luôn giữ bình tĩnh trước mọi tình huống và hợp tác với cơ sở y tế để có biện pháp điều trị hợp lý. Hãy ghi nhớ một số điều sau:

  • Chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, cũng chưa có bằng chứng về mẹ nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai
  • Khi mẹ bầu mắc Covid cũng giống như các trường hợp khác, tập trung điều trị triệu chứng. Quan trọng là phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp kiểm soát, không để người bệnh thiếu oxy kéo dài
  • Nguy cơ lây nhiễm Covid qua sữa mẹ thấp hoặc không có
  • Nếu mẹ nhiễm Covid muốn cho con bé sữa mẹ, mẹ nên vắt sữa rồi nhờ người cho bé ăn. Chú ý khi vắt sữa mẹ cần rửa tay, tiệt trùng sạch sẽ các đồ dùng như bình sữa, máy hút sữa
  • Nếu mẹ mắc Covid-19 chọn cho con bú trực tiếp, phải đeo khẩu trang và rửa tay trước mỗi lần cho bé ăn

Bài viết liên quan: 

>>> 3 bí kíp chăm sóc trẻ trong mùa dịch COVID-19

>>> 8 bước bảo vệ trẻ em trước dịch Covid-19 được Bộ Y tế khuyến cáo