Báo động Viêm não Nhật Bản tăng vọt cả nước – Ba mẹ cần làm ngay những điều này

0
7888

Mới vào mùa mưa, số lượng trẻ đến cấp cứu tại các bệnh viện do viêm não Nhật Bản tăng đáng báo động.

Cụ thể tính đến thứ năm tuần trước, khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận 25 ca viêm não Nhật Bản dương tính. Trong số này, chiếm 50% là những em bé trên 5 tuổi. Hiện tại, vẫn còn 6 trẻ đang thở máy rất nặng và sử dụng hết máy thở. Vì quá tải không còn phòng, nhiều trẻ phải nằm tạm ở khoa Cấp cứu. So với cùng kỳ năm 2016, lượng bệnh nhân thở máy nhiều hơn, di chứng cũng nhiều hơn trước.

Tại Hà Nội, trong năm đã tiếp nhận 176 ca viêm não trong đó có 24 ca là viêm não Nhật Bản. Số trẻ mắc bệnh đa phần đều chưa tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm không đủ số mũi.

Chị Nguyễn Thị N cho hay: “Con trai tôi nằm viện đã 10 tháng và không biết ngày nào mới được ra viện”, chị cho biết con gái chị lên cơn sốt gần 2 ngày. Sau đó, bé có dấu hiệu mê sảng và sốt cao. Khi nhập viện, bé vẫn ý thức được mọi chuyện xung quanh nhưng giờ hôn mê, phải thở bằng máy.
Tương tự, chị Y.N (quê Bến Tre) xót xa cho biết, cậu con trai 10 tuổi của chị đã điều trị viêm não tại khoa Nhiễm hơn 10 tháng trời. Đến nay, bé vẫn thở bằng máy và ăn uống qua đường tĩnh mạch.

Cháu đang khỏe mạnh bỗng dưng bị sốt và ói. Vợ chồng tôi đưa cháu đến bệnh viện địa phương khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán thằng bé sốt siêu vi và kê thuốc uống. Nhưng về nhà, cháu uống thuốc không khỏi sốt và có dấu hiệu co giật. Hoảng sợ, gia đình đã đưa bé lên bệnh viện Nhi Đồng 1 kiểm tra“, chị N. nhớ lại.

Sau khi tiến hành xét nghiệm dịch não tủy, bác sĩ xác định con trai chị N. mắc  viêm não Nhật Bản. Lúc này, chị mới tá hỏa.

“Bác sĩ nói con tôi sẽ không mắc bệnh này nếu đã chích ngừa vắc xin viêm não Nhật Bản. Nhưng tôi không nhớ rõ cháu đã được chích ngừa hay chưa?

Vì sao viêm não Nhật Bản lại nguy hiểm?

TS, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm của bệnh viện cho biết, viêm não Nhật Bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong từ 10 đến 20% và di chứng cao ở trẻ nhỏ từ 25 đến 35%. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, ảnh hưởng đến nhận thức, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đặc biệt, viêm não Nhật Bản rất dễ lây truyền sang người do muỗi đốt. Hai loài muỗi vằn Culextritaeniorhynchus và Culex vishnui bị nhiễm bệnh đốt sẽ gây bệnh cho người. Nguồn chứa mầm bệnh trong tự nhiên chủ yếu là các loài chim lội nước và hầu hết gia súc như trâu, bò, dê, cừu, chó, lợn đều có thể là ổ chứa mầm bệnh, trong đó lợn có khả năng làm lan rộng virus dễ truyền bệnh cho người nhất. Vì thế, sự lan truyền virus xảy ra chủ yếu ở nông thôn. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng đỉnh cao vẫn là mùa mưa.

Dấu hiệu phát hiện bệnh

– Nhiễm virut viêm não Nhật Bản thường không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 5-15 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt xuất hiện đột ngột, nhức đầu, dấu hiệu màng não (cứng gáy, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, trẻ em có thể bị hôn mê).

– Khi mắc bệnh, trẻ thường có hiện tượng sốt cao 39 – 40 độ C, xuất hiện những cơn co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè, nhiều đờm nhớt, nôn mửa và mê man.

Cách phòng tránh

Hiện nay, viêm não Nhật Bản chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu. Vì vậy, các phòng tránh hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin,

Theo BS Khanh, hiện nay xét nghiệm VNNB khá dễ làm và cũng có chương trình tiêm chủng quốc gia. Tuy nhiên, với nhiều trẻ đã lớn sẽ gặp khó khăn là quên hết lịch sử chích ngừa.

Ở Việt Nam hay, các phụ huynh thường chích ngừa 2 mũi đầu mà quên đi mũi thứ 3. Chích thiếu sẽ khiến việc phòng ngừa chắc chắn không hiệu quả. Ngoài ra, chích ngừa viêm não mặc dù có miễn dịch nhưng cũng không thể ngừa suốt đời được” – BS Khanh phân tích.

Trẻ em dưới 5 tuổi cần tiêm 3 liều cơ bản. Cụ thể, mũi 1 tiêm lúc trẻ đủ 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần và mũi 3 sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi, nếu chưa từng được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản. Để phòng bệnh, các bậc phụ huynh không được lơ là việc tiêm chủng.

Ngoài ra, cách phòng tránh hiệu quả nữa đó là chống muỗi đốt và nhớ mắc màn khi ngủ. Cần tích cực vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thả  cá diệt bọ gậy, thu dọn rác thải, ở vùng nông thôn, miền núi cần loại bỏ tập quán nuôi súc vật như lợn gần nhà vì lợn là ổ chứa virut, muỗi đốt lợn sẽ lan tràn virut đi xa.