Bạn có biết công dụng tuyệt vời của túi chườm hay chưa?

0
4124

Hầu hết mọi người đều sử dụng túi chườm đa năng để sưởi ấm trong mùa đông. Tuy nhiên túi chườm còn có công dụng khác nữa là chườm nóng và chườm lạnh. Vậy tác dụng của túi  chườm cụ thể như thế nào?

Tác dụng của túi chườm nóng

– Giúp giữ ấm cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sưởi ấm trong ngày lạnh.

– Giảm đau lưng mãn tính, đau nhức vùng mông, đùi do ngồi lâu không hoạt động.

– Thúc đẩy máu lưu thông, chữa đau đầu, phòng chống chứng ù tai do thiếu máu, giảm nhẹ chứng co rút cơ bắp, nhức mỏi, cứng cổ, phòng bệnh cột sống.

– Chữa đau bụng kinh hoặc đau bụng do bị lạnh.

– Giảm đau nhức xương khớp, đau mình mẩy ở người già yếu.

– Đặc biệt, chườm nóng còn có chức năng thẩm mỹ: massage bụng, đùi… giúp làm tiêu mỡ thừa, giảm béo…

– Rất tốt khi chườm nóng cho bàn chân: Bàn chân được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể, đặt nhẹ hai bàn chân lên Túi chườm lệch một gốc 45 độ (tức là không đè hẳn bàn chân lên túi, tránh làm vỡ túi ) trong vòng 15 phút trước khi đi ngủ sẽ phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

Túi chườm nóng có rất nhiều tác dụng

Tác dụng của túi chườm lạnh

  • Khi bị bong gân, sai khớp, bầm dập cơ…, bạn có thể dùng túi chườm lạnh. Liệu pháp này giúp giảm đau và phù nề do làm tăng ngưỡng kích thích của các sợi cơ, gây co mạch, giảm lượng máu lưu thông ở vùng tổn thương.
  • Trong lao động, vui chơi, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, con người có thể bị tai nạn gây nên các chấn thương khác nhau như bong gân, sai khớp, bầm dập cơ, gãy xương, điện giật, bỏng… Để cấp cứu tại chỗ, có các kỹ thuật cơ bản như băng bó, cầm máu, cố định, vận chuyển và hô hấp nhân tạo… tùy theo tình trạng chấn thương. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta lại quên không dùng liệu pháp chườm lạnh.
  • Với một số chấn thương thường gặp như bong gân, bầm dập cơ, rách cơ, giãn rách dây chằng ở mức độ vừa và nhẹ, có thể tiến hành tự chữa trị tại nhà, việc dùng chườm lạnh lại đặc biệt hiệu quả. Khi bị các chấn thương này, tùy thuộc vào mức độ tổn thương, trong giai đoạn từ 24-72 giờ đầu, vùng tổn thương cần yên tĩnh hoàn toàn để thực hiện các biện pháp như chườm lạnh, cố định và nâng cao tư thế vùng tổn thương.
  • Túi chườm lạnh trên vùng chấn thương được sử dụng như một phương pháp độc lập, nằm trong quy trình điều trị chấn thương thông thường nói chung và chấn thương thể thao nói riêng. Phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả mà nó đem lại vô cùng to lớn.
  • Túi chườm lạnh có tác dụng làm tăng ngưỡng kích thích của các sợi cơ, làm co mạch, giảm lượng máu lưu thông ở vùng tổn thương dẫn đến giảm phù nề, giảm đau. Chườm lạnh làm giảm co thắt cơ dẫn đến cải thiện tuần hoàn và kết quả là giảm rối loạn chuyển hóa ở vùng bị chấn thương.

Cách sử dụng túi chườm nóng – lạnh

Cách chườm nóng

Làm nóng túi chườm:

Đối với các dòng túi chườm sử dụng điện để làm nóng  thì đầu tiên các bạn sẽ lấy dây nguồn ra, một đầu cắm vào túi chườm, đầu còn lại cắm vào nguồn điện 220V, khi túi chườm đạt độ nóng thích hợp rơ le sẽ tự động ngắt điện nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Lúc này bạn chỉ việc đem ra sử dụng.

Chườm nóng:

  • Không đặt túi chườm trực tiếp lên da.
  • Lót một chiếc khăn mỏng rồi mới đặt túi chườm lên trên.
  • Nếu phủ lên túi chườm một lớp khăn lông sẽ giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn.
Cách sử dụng túi chườm nóng hiệu quả

Chườm nóng khi nào và thời gian bao lâu?

  • Bạn nên chườm nóng trong các trường hợp sau:
  • Làm giảm đau nhức khi bị chấn thương, làm tan máu bầm, tê chân tay, đau nhức hông, xương khớp.
  • Làm giảm đau thần kinh, giảm đau bụng, giữ ấm cho phụ nữ sau khi sinh hay phụ nữ bị đau bụng khi trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Massage bụng, đùi… giúp làm tiêu mỡ thừa, giảm béo.
  • Rất tốt khi chườm nóng cho bàn chân: Bạn đặt nhẹ hai bàn chân lên túi chườm lệch một góc 45 độ (tức là không đè hẳn bàn chân lên túi, tránh làm vỡ túi).
  • Thời gian mỗi lần chườm 20 – 30 phút.

Cách chườm lạnh

Làm lạnh:

Cho túi chườm vào túi nilon, sau đó dán kín lại để vào ngăn đông tủ lạnh 1 đến 2 tiếng là dùng được.

Chườm lạnh:

Đặt túi chườm lên vùng cần chườm, nên lót một lớp khăn mỏng, không để túi chườm trực tiếp lên da.

Khi nào nên chườm lạnh?

Khi bị sưng do va chạm, bong gân, sốt, chảy máu cam, đau đầu, cháy nắng hay bỏng nhẹ, côn trùng cắn,… thì bạn nên chườm lạnh.

Chườm lạnh trong bao lâu?

Cần chú ý thời gian chườm lạnh cần ngắn trong vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô. Khoảng cách giữa các lần chườm là 3 – 4 tiếng.

Lưu ý khi sử dụng túi chườm đa năng:

  • Trước khi cắm điện để túi chườm vào nơi bằng phẳng, chỗ cắm điện trên mặt túi hướng lên trên, cắm dây vào chỗ cắm điện trên túi trước rồi mới cắm vào ổ điện sau. Bạn nên lót một chiếc khăn hay miếng vải bên dưới túi để cách nhiệt.
  • Khi cắm điện đèn báo trên phích cắm báo sáng, nạp đủ nhiệt đèn sẽ tắt. Cũng có thể không cần chờ đèn tắt dùng tay ước lượng độ nóng theo ý muốn.

Mẹ cần lưu ý khi sử dụng túi chườm

  • Trong quá trình cắm điện thỉnh thoảng dùng tay lắc nhẹ cho dung dịch trong túi nóng đều và độ nóng cao hơn. Khi dung dịch trong túi chuyển động có tiếng kêu tộp, tộp là bình thường.
  • Khi cắm điện không được để chỗ cắm điện quay xuống dưới, không sờ tay vào ổ cắm điện, không để gần trẻ em, không sử dụng khi đang cắm điện.
  • Khi đủ độ nóng cần thiết rút dây điện ra khỏi ổ cắm trước rồi mới rút phích cắm ở túi ra. Khi rút giữ chặt phần ổ điện trên túi, tránh làm đứt dây nối với nguồn điện.
  • Không được để vật nặng đè lên túi, không ngồi lên túi. Tránh gây bục túi dẫn đến bị rò dung dịch, dò điện. Nếu túi đã bị dò rỉ tuyệt đối không được sử dụng.
  • Không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.

Xem thêm:

Có túi chườm đa năng Hướng Dương, mẹ khỏi lo bé lạnh

Mua túi chườm nóng loại nào ? Dùng túi chườm nóng có an toàn không?