(Review) 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

0
1849

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, các mẹ thường loay hoay lựa chọn phương pháp để cho bé ăn, bởi mỗi phương pháp có những ưu và nhược nhất định. Bài viết xin giới thiệu đến các mẹ 3 phương pháp ăn dặm đang phổ biến hiện nay là “Ăn dặm truyền thống”, “ăn dặm kiểu Nhật” và “ăn dặm kiểu BLWđể các mẹ “cân đong” xem phương pháp nào là phù hợp với con mình nhất.

ba phương pháp ăn dặm phổ biến

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Đây là phương pháp mà các ông bà ta thường dùng, đó là từ quấy bột ăn dặm cho bé lúc mới tập ăn, sau đó một thời gian nữa thì xay nhuyễn các loại rau củ, thịt cá chung với nhau, và đến khi bé mọc răng thì chuyển qua ăn cháo dần. Không ép buộc bé ăn đúng bữa hoặc đúng nơi quy định, thường thì cho bé vừa chơi vừa ăn để bé ăn nhiều hơn.

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp này có ưu điểm là:

+ Tập cho bé ăn nhưng không bắt dạ dày nhỏ bé của trẻ phải làm việc nhiều.

+ Tiết kiệm thời gian chế biến cho mẹ rất nhiều.

Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế ở chỗ:

+ Nấu chung nhiều loại thực phẩm với nhau làm cho bé không cảm nhận được mùi vị thức ăn, không thấy ngon miệng nên sinh ra bé biếng ăn, kén ăn.

+ Bé được tập ăn xay nhuyễn từ nhỏ nên khả năng ăn thô của bé kém. Dễ khiến bé từ chối ăn thức hoặc nôn trớ khi ăn thức ăn thô.

+ Khi cho bé vừa ăn vừa chơi thì bé không tập trung ăn, khó hình thành tính tự giác ăn khi bé lớn.

Tham khảo một số mẫu ghế ăn dặm bằng gỗ cho bé:

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Các mẹ Nhật cho bé làm quen với thức ăn sớm (khoảng 100 ngày sau sinh). Các món ăn sẽ được chế biến theo dạng cháo loãng (tỉ lệ 1:10), tách riêng hoàn toàn với nhau và nhạt. Theo thời gian bé càng lớn thì độ đậm đặc của thức ăn sẽ được tăng lên. Một khay thức ăn của bé sẽ đủ ba loại thực phẩm đáp ứng các chất dinh dưỡng là vitamin, chất đạm và tinh bột.  Theo phương pháp này thì khi đến giờ ăn, các mẹ Nhật cho bé ngồi ghế, không bật ti vi hay để bất cứ thứ gì làm bé mất tập trung khi ăn. Khi bé không muốn ăn thì không thúc ép bé ăn thêm.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ưu điểm của phương pháp này:

+ Trẻ có khả năng ăn thô sớm. Quá trình làm quen với những thức ăn riêng biệt ban đầu giúp bé nhận biết được mùi vị thức ăn, sớm định hình sở thích ăn uống.

+ Ăn nhạt giúp bảo vệ hai quả thận của bé, không bắt nó làm việc quá tải.

+ Khay thức ăn đầy đủ các loại thức ăn khác nhau cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện.

+ Tinh thần của phương pháp này cho bé ăn đúng giờ, ngồi đúng chỗ sẽ tập cho bé tính tập trung và đúng giờ ngay từ giai đoạn này.

+ Không thúc ép bé ăn sẽ không tạo tâm lý sợ hãi cho bé khi ăn uống.

Nhược điểm của ăn dặm kiểu Nhật là:

+ Vì thường thì phụ nữ Nhật lấy chồng sinh con rồi thì sẽ không đi làm mà ở nhà chăm sóc gia đình, chồng, con, cho nên họ có điều kiện thời gian để áp dụng phương pháp này. Còn với những người phụ nữ đi làm hoặc bận rộn thì áp dụng phương pháp này khó khăn bởi các món ăn chế biến, bảo quản riêng biệt sẽ mất nhiều thời gian và công sức.

Phương pháp ăn dặm kiểu BLW

Đây là phương pháp Baby Led Weaning – ăn dặm theo kiểu bé tự chỉ huy, thường được các mẹ Âu – Mỹ áp dụng. Bé sẽ ngồi ăn cùng lúc, cùng bàn cùng với bố mẹ. Thức ăn của bé là thức ăn thô ngay từ lần đầu bé tập ăn (không có răng bé sẽ dùng nướu để nhai). Phương pháp này không chú trọng con ăn được bao nhiêu mà chủ yếu là tập cho bé nhai, bởi thức ăn chủ yếu của bé là sữa. Đồng thời, bé sẽ không cần dùng đến bát, đũa, không được bố mẹ đút cho, mà vài miếng cà rốt, khoai tây đã được hầm mềm, cá gỡ xương, cơm nát … sẽ được để lên bàn, bé yêu sẽ tự cầm, tự ăn theo ý thích của mình.

Thời gian đầu, bé có thể sẽ ném nó đi, bóp nát hoặc chỉ mút thức ăn và vứt đi, nhưng lâu dần bé sẽ tiến đến tự ăn, nhai, nuốt và tiến đến việc xúc thức ăn bằng thìa.Phương pháp ăn dặm kiểu BLW

Ưu điểm của phương pháp BLW:

+ Bé sớm làm quen, khám phá mùi vị, màu sắc thức ăn.

+ Giúp bé sớm phối hợp tốt giữa tay – mắt, nhai – nuốt.

+ Khả năng tự cầm thìa xúc từ nhỏ.

+ Bé tự ăn theo số lượng bé cần.

+ Mẹ không tốn thời gian nhiều chuẩn bị thức ăn cho bé.

Nhược điểm của phương pháp này:

+ Thời gian đầu bé sẽ ăn ít. Ăn thô ngay từ đầu dễ làm bé bị hóc nghẹn. Dễ bị tiêu chảy khi thức ăn không được đảm bảo vệ sinh.

+ Bé sẽ bày bừa thức ăn rất nhiều, sẽ làm các mẹ vất vả khi dọn dẹp.

Trên đây là ba phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến và ưu – nhược của nó. Nhưng trên hết, hãy chú ý xem bé phù hợp với phương pháp nào. Ví dụ nếu bé không thích ăn thô mà cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật dễ khiến bé chán ăn.

>>> Mẹ tham khảo: Ưu nhược điểm các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay

Các mẹ nghiên cứu kĩ và chọn phương pháp phù hợp nhất nhé!

 Bột ăn dặm nào tốt cho bé? – Các mẹ có thể tham khảo danh sách các dòng bột ăn dặm được ưa chuộng hiện nay sau đây: