Măng là món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên với phụ nữ đang cho con bú, việc ăn măng cần được cân nhắc kỹ. Nhiều mẹ băn khoăn sau sinh ăn măng được không, và liệu việc ăn măng có dẫn đến mất sữa? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính
Hàm lượng dinh dưỡng của măng
Măng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B6, E, cùng với canxi, sắt và kali. Nhờ chứa các chất chống oxy hóa, măng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh tim mạch và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
Thành phần của măng tươi chủ yếu là nước (chiếm khoảng 91%), còn lại bao gồm protein, vitamin và khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kali và phốt pho. Tỷ lệ chất xơ trong măng tươi đạt khoảng 2,56%, có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là các loại ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, măng tươi còn chứa phytosterol – chất có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm và hỗ trợ bảo vệ tế bào. Với lượng chất béo và đường thấp, măng là lựa chọn lý tưởng cho người đang ăn kiêng hoặc muốn kiểm soát cân nặng. Hàm lượng kali cao trong măng cũng góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Mẹ sau sinh ăn măng được không?
Vậy mẹ sau sinh ăn măng được không? Câu trả lời là: Không nên. Tuy măng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng không thích hợp cho phụ nữ mang thai, sau sinh và đang cho con bú. Việc ăn măng sớm sau sinh có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như:
-
Giảm tiết sữa: Măng chứa một lượng nhỏ cyanide – một hợp chất có thể tạo ra axit cyanhydric khi vào cơ thể, làm ảnh hưởng quá trình sản xuất sữa, khiến lượng sữa mẹ giảm sút hoặc thậm chí gây mất sữa.
-
Nguy cơ ngộ độc: Nếu không được nấu chín kỹ, cyanide trong măng có thể gây hại cho sức khỏe. Phụ nữ sau sinh có hệ miễn dịch còn yếu, việc ăn măng có thể dẫn đến các vấn đề như rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc nhẹ.
-
Thiếu hụt dưỡng chất: Măng chứa nhiều chất xơ nhưng lại không cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sau sinh – giai đoạn cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phục hồi cơ thể và đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
-
Gây đầy hơi, khó tiêu: Với hệ tiêu hóa còn nhạy cảm sau sinh, việc ăn măng có thể dẫn đến cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
-
Nguy cơ dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với măng, gây mẩn ngứa hoặc các triệu chứng không mong muốn khác.
Tham khảo: >>> 15 thực phẩm mẹ cần tránh khi đang cho con bú
Sau sinh ăn măng có mất sữa không?
Vì vậy, phụ nữ sau sinh nên tránh ăn măng trong giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé yêu.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng việc tiêu thụ măng sau sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn sữa mẹ. Chất cyanide có trong măng có khả năng làm giảm quá trình tiết sữa, gây ra tình trạng ít sữa hoặc thậm chí mất sữa.
Ngoài ra, mẹ có thể gặp phải tình trạng căng tức ngực do sữa tiết ra nhiều nhưng bé không chịu bú vì sữa có mùi hoặc vị lạ, ảnh hưởng đến hoạt động của các nang vận chuyển sữa. Do đó, mẹ sau sinh nên hạn chế ăn măng dù là măng tươi, măng khô hay măng chua – để hạn chế nguy cơ mất sữa và đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ được thuận lợi.

Tham khảo: >>> 16 loại rau sản phụ nên ăn sau khi sinh
Sau sinh bao lâu thì ăn được măng?
Theo khuyên cáo từ các chuyên gia, mẹ đợi ít nhất 6 tháng sau khi sinh mới nên ăn măng trở lại. Đây là khoảng thời gian cơ thể mẹ phục hồi hoàn toàn, đồng thời giúp đảm bảo việc ăn măng không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cũng như sức khỏe của em bé.
Bài viết trên KidsPlaza đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc “sau sinh ăn măng được không”. Tuy nhiên, những thông tin được chia sẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng sau sinh phù hợp.
Bài viết liên quan: