10 hoạt động siêu đáng yêu của thai nhi không phải mẹ bầu nào cũng biết

0
18690

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé yêu của bạn đã có rất nhiều những cung bậc cảm xúc, những hoạt động sẽ khiến mẹ bất ngờ và tò mò lắm đấy. Hãy cũng khám phá ngay bây giờ các mẹ nhé!

1. Khóc

Đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác về hiện tượng thai nhi khóc trong bụng mẹ và các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng qua câu chuyện của 2 người phụ nữ Ấn Độ và Trung Quốc kể rằng đã nghe thấy tiếng con mình trong bụng “khóc nhè” đã khiến hàng triệu triệu bà mẹ tin rằng điều này là có thật.

Mặc dù khoa học chưa đưa ra kết luận chính xác nhưng việc thai nhi khóc đã giúp nhiều người tin rằng việc dạy con từ trong bụng mẹ (phương pháp thai giáo) sẽ giúp bé giàu cảm xúc, thông minh hơn bởi họ nghĩ rằng cảm xúc của con không chỉ bắt đầu từ khi sinh ra mà đã được hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

2. Mút ngón tay

Các mẹ thấy bé sơ sinh mới sinh ra thường hay mút ngón tay thế nhưng hành động này đã được hình thành từ ngay khi còn trong bụng mẹ và khi sinh ra nó đã trở thành thói quen. Các chuyên gia cho biết thai nhi ở tuần thứ 30 trở đi đã bắt đầu có xúc giác và hành động mút ngón tay chính là điều bé thích hơn các hành động khác như là sờ mặt, sờ đầu gối, cánh tay hay nghịch dây rốn,…

 

Thai nhi nấc cụt

3. Nấc

Không phải là sau khi chào đời mà ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ (khi bé được 24-28 tuần tuổi) là bé đã có thể nấc rồi. Nếu mẹ chú ý mẹ có thể nghe được những tiếng nấc của bé giống như tiếng “pop pop” của nhịp tim vậy.

Thai nhi nấc là hiện tượng rất bình thường nên các mẹ bầu không phải lo lắng gì đâu nhé. Tùy theo cơ địa của mẹ mà có bé thì nấc, có bé thì không, có bé nấc 1-2 lần hoặc nhiều hơn nữa trong một ngày và có thể có bé không bao giờ nấc.

4. Ngủ

Thai nhi dành hầu hết thời để ngủ. Có lẽ điều mà bé con thích nhất là ngủ đấy. Các nhà khoa học cho biết thời gian ngủ của bé chiếm tới 90-95% và ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ tuần 20 trở đi bé mới có mí mắt).

Mặc dù bé bé ngủ nhiều nhưng giấc ngủ của bé rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút /lần, sau đó bé sẽ nghỉ giải lao bằng một số trò như mút tay, lộn nhào, uống nước ối,… rồi lại ngủ tiếp.

Cho thai nhi nghe nhạc vào thời điểm nào là tốt nhất?

Cho thai nhi nghe nhạc: Đúng mới có lợi!

Cho thai nhi nghe nhạc là 1 bí quyết hay giúp bé thông minh hơn ngay từ khi còn trong bụng mẹ nhưng cần phải cho bé nghe đúng cách thì mới có lợi

5. Đau

Thai nhi ở trong bụng mẹ cũng biết đau đấy mẹ nhé. Từ tuần thứ 24 trở đi, bé cũng đã bắt đầu biết đau nếu như nước ối quá ít. Hoặc nếu mẹ sinh đôi thì có thể mẹ sẽ thấy được cảnh 2 bé “đấu đá” nhau để tranh giành chỗ vì tử cung rất chật.

Vì bé biết đau nên nếu như mẹ phải sinh mổ thì các bác sĩ phải tiêm thuốc tê cho thai nhi qua dây rốn để giảm bớt đau cho bé dù là bé còn rát nhỏ.

6. Lắng nghe và phản ứng

Bắt đầu sang tháng thứ 6, thính giác của bé rất nhạy cảm nên khi nghe những âm thanh bên ngoài như tiếng bố mẹ, tiếng nhạc, tiếng xe cộ, ti vi hoặc những âm thanh bên trong như tiếng thở nhẹ, nhịp tim, dạ dày co bóp của mẹ,… là bé sẽ phản ứng lại. Phản ứng của bé thường là tim đập nhanh hơn, tay chân đạp dữ dội hơn,…

Giai đoạn này bé đã biết “lắng nghe và phản ứng” nên đây chính là thời điểm lí tưởng để các bố mẹ chia sẻ với bé nhiều hơn bằng cách nghe nhạc hoặc nói chuyện cùng bé.

Thai nhi làm gì trong bụng mẹ

Vì sao thai nhi hay “thức giấc làm phiền” mẹ vào ban đêm?

Bé yêu trong bụng thường hay "thức đêm, ngủ ngày" trái với giờ giấc sinh hoạt của mẹ. Vậy nguyên nhân là do đâu? Mẹ bầu hãy khám phá ngay nhé!

7. Thưởng thức vị ngọt ngào

Bắt đầu từ những tháng giữa của thai kì, khoảng từ tháng thứ 5 trở đi, bé yêu trong bụng mẹ đã có thể cảm nhận được những hương vị của thức ăn, và bé sẽ phát triển thị giác rất mạnh. Nhưng tới những tháng cuối của thai kì thì quá trình phát triển thị giác cũng giảm dần. Vì thế trong quá trình mang thai mẹ không nên ăn những thức ăn quá mặn, quá nóng, quá ngọt hoặc quá cay, những thực phẩm cấm kỵ,… để đảm bảo tốt nhất cho con yêu nhé.

8. Nhào lộn

Bé của mẹ không hề “ngoan” như nhiều mẹ nghĩ đâu nhé, chỉ trừ khi lúc bé ngủ thôi. Ngay từ tuần thứ 8 của thai kì là bé yêu đã có những vận động nhẹ nhàng rồi đấy. Đến tuần thứ 18-20 thì mẹ sẽ cảm nhận được những hành động của bé nên khi bố mẹ sờ bụng sẽ thấy, cảm nhận được bé đạp bụng mẹ.

Nhào lộn và huých chính là những vận động của bé. Từ tuần thứ 29 trở đi là bé càng hoạt động mạnh hơn, tới 2 tuần cuối của thai kì thì bé hạn chế vận động hơn do cơ thể lúc này khá nặng nên khó khăn khi di chuyển hơn, tử cung cũng chật hơn.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết từ tuần thứ 29 trở đi mẹ cần theo dõi sự vận động của bé. Nếu thấy bé cứ cách 10 phút có những cử động hoặc có huých nhẹ vào bụng mẹ thì không đáng lo nhưng nếu thấy bé nằm quá lâu mà không có cử động gì thì mẹ cũng cần cân nhắc để tới bệnh viện khám và kiểm tra.Vì sao thai nhi hay “thức giấc làm phiền” mẹ vào ban đêm?

9. Mắt đảo liên tục

Bước sang tuần tuổi thứ 16 là bé đã bắt đầu có hành động đảo mắt và sang tuần thứ 26 là bé đã đã dảo mắt thường xuyên và liên tục hơn. Đặc biệt là bé có thể mở và nhắm mắt giống như chúng ta vậy đó.

Mặc dù là trong bụng mẹ rất tối nhưng những tuần cuối của thai kì là bé có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua tử cung, nước ối của mẹ. Và cang về sau thì mắt bé sẽ càng nhạy cảm hơn với ánh sáng chiếu từ ngoài lên bụng mẹ.

10. Đi tiểu

Thai nhi đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3-4 tháng tuổi. Sang tới tháng thứ 7, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml, trước khi sinh thì bé sẽ tiết ra nhiều hơn, khoảng 27ml. Nước tiểu và các chất thai mà bé thải ra sẽ theo nhau thai của mẹ và bào tiết đi ra ngoài.

12 bí mật siêu ngộ nghĩnh về thai nhi giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi

9 tháng 10 ngày mang thai là giai đoạn vô cùng tuyệt vời của một người phụ nữ. Có những niềm vui nhưng cũng có những mệt mỏi, khó khăn.

>>> Để giúp em bé thêm khỏe mạnh và thông minh, sữa bầu cho mẹ chính là sự lựa chọn hoàn hảo: