Những dấu hiệu thừa canxi của bà bầu

0
1355

Mang thai là thời khắc nhu cầu canxi của bà bầu tăng cao, ngoài ra hàm lượng canxi cần  có để bổ sung cho mẹ và bé cần phải theo tiêu chuẩn và không sử dụng canxi tùy ý, liều cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số ”tín hiệu” sau đây cảnh báo mẹ bầu đang dư thừa canxi, mẹ cần lưu ý!

1. Miệng khô khan, hay khát nước

Miệng khô khan, hay khát nước và háo nước là ”tín hiệu” rõ rệt nhất của tình trạng dư thừa canxi ở mẹ bầu. Khi lượng canxi được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ hấp thụ trong khoảng 40 – 60% và số còn lại sẽ tự bài tiết ra ngoài. Lý do khi mẹ thừa canxi cảm thấy khát nước, miệng khô là do lượng canxi dư thừa hút hết nước trong cơ thể mẹ. 

2. Triệu chứng táo bón kéo dài trong thai kỳ:

Lượng canxi dư thừa sẽ bị đào thải ra ngoài cùng với chất xơ. Khi đi qua thành ruột non, đặc tính hút nước của canxi sẽ phát huy tác dụng và hút hết nước tại đây, làm cho phân bị cứng hơn, khô và khó đẩy ra ngoài được, gây nên táo bón. Đây cũng là ”tín hiệu” cơ thể thừa canxi ở bầu điển hình.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

3. Chán ăn, ăn không ngon miệng:

Dư thừa canxi làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, cản trở việc hấp thụ những vitamin và dinh dưỡng làm cho mẹ bầu cảm giác ăn không ngon, chán ăn. Cạnh đó, hóc-môn tăng cao rất dễ mẹ dễ thay đổi tâm trạng, cộng thêm tình trạng táo bón và khó chịu trong người khiến mẹ chán nản, khó chịu, cáu gắt và chán ăn. Khi mẹ chán ăn cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt rất nhiều chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và phát triển của thai nhi.

Tác hại của việc dư thừa canxi đối với mẹ và bé

Đối với em bé: 

Thừa canxi gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sự phát triển của em bé , em bé có thể bị gặp các tình trạng sau:

  • Tăng canxi huyết: Nồng độ canxi trong máu của thai nhi quá cao gây tác dụng ngược, làm cho xương bị yếu đi, nguy cơ thể gây ra sỏi thận và ảnh hưởng xấu tới chức năng của tim và não, bên cạnh đó còn gây rối loạn giai đoạn hấp thụ canxi của bé.
  • Xương hàm nhô ra, thóp kín sớm: Hệ xương của bé không tăng trưởng theo tốc độ thông thường như những em bé khác mà sẽ bị đẩy nhanh tốc độ hơn. Khung xương hoàn thiện quá sớm qua gây mất thẩm mỹ, lại tác động đến sự phát triển của não bộ khi thóp. nhanh kín.
  • Canxi hóa bánh nhau: Là hiện tượng bánh nhau bị vôi hóa, làm cho chất dinh dưỡng không truyền truyền mẹ sang bé được. Thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng khi không dược đáp ứng chất dinh dưỡng từ mẹ truyền sang.

Đối với mẹ bầu:

Cùng với tác động xấu đến em bé, mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng rất lớn:

  • Thiếu máu thai kỳ: dư thừa canxi gây cản trở sự hấp thụ của các vi chất khác như sắt và kẽm, làm cho tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của mẹ tăng cao và nguy hiểm tới cơ thể.
  • Rối loạn tiêu hóa: như đã đề cập ở trên, việc thừa canxi sẽ hút hết nước và gây ra việc táo bón kéo dài cho mẹ bầu.
  • Sỏi thận, sỏi tiết niệu: Thận cần làm việc liên tục để thanh lọc và đào thải lượng canxi dư thừa ra khỏi cơ thể và thận dễ bị quá. Hàm lượng canxi dư thừa quá nhiều mà không được đào thải rất dễ bị lắng đọng lại gây sỏi thận và sỏi tiết niệu cho mẹ. 

Vậy nên khi có các dấu hiệu trên mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý cắt giảm liều lượng canxi bổ sung tùy ý. Mẹ cũng nên bổ sung nhiều trái cây, nước để cơ thể bổ sung chất xơ giảm sự tác động của canxi vào cơ thể.

>>>> Các mẹ ơi, đừng quên bổ sung sữa bầu trong suốt thai kỳ để mẹ con luôn khỏe mạnh nhé:

Xem thêm:

>>> Những điều cần biết khi bổ sung canxi

>>> Top 05 thực phẩm giải nhiệt cho mẹ bầu