Các loại thuốc cho bé bố mẹ nhất định cần chuẩn bị sẵn trong dịp Tết

0
379

Để chủ động đối phó với một số bệnh thường gặp ở trẻ, ngoài việc mua sắm thực phẩm Tết, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, gia đình có con nhỏ nên trang bị cho mình một số loại thuốc cho bé và các vật dụng y tế thiết yếu thông dụng để đề phòng và đối phó khi cần thiết trong dịp Tết.

Các loại thuốc cho bé cần chuẩn bị trong dịp tết

Vào dịp Tết, ngoài chuẩn bị các dụng cụ y tế thì các gia đình có con nhỏ nên trang bị thêm một vài loại thuốc cơ bản trong tủ thuốc để dự phòng cho những trường hợp cần thiết. Vậy các loại thuốc cho bé nào cần chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình cho ngày Tết? 

Thuốc hạ sốt cho bé

Đây là loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc nếu gia đình có trẻ em. Hiện nay loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt được các chuyên gia y tế khuyến cáo dùng cho trẻ là Acetaminophen (hay còn có tên là Paracetamol). 

thuoc-cho-be
                                                        Điều trị đúng cách khi bé bị sốt

Loại thuốc này có thể là dạng viên nén, bột hoặc hình viên đạn (dùng nhét vào hậu môn). Riêng thuốc nhét vào hậu môn phải được bảo quản lạnh. Khi đã có thuốc hạ nhiệt, cần tuân thủ nguyên tắc và cách sử dụng.

Bố mẹ cần lưu ý chỉ dùng thuốc hạ sốt đặt vào hậu môn khi trẻ không uống được, khó uống, bị ói và sốt trên 38,5 độ C.

Bố mẹ cần quan tâm đến liều lượng sử dụng, nếu dùng quá liều có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Liều dùng 10-15mg/kg/lần, 3-4 lần một ngày, các lần dùng thuốc hạ sốt cách nhau khoảng 4-6 giờ. Lưu ý khi trẻ sốt chưa cần dùng thuốc hạ sốt ngay mà nên dùng khăn lau hạ sốt để làm mát cho trẻ. 

Trẻ từ 1 – 5 tháng tuổi ( 4-6kg) liều dùng là 80mg. Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi. dạng 150mg cân nặng từ 7-12 kg. Dạng 250mg dùng cho trẻ 2-9 tuổi cân nặng từ 13-24kg.

Bố mẹ tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi vì có liên quan đến hội chứng Reye, một loại rối loạn hiếm gặp gây ảnh hưởng tới não và gan nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong cho trẻ.

Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa 

Rối loạn tiêu hóa là điều thường gặp trong dịp Tết, phổ biến ở trẻ em. Trẻ thường ăn nhiều chất giàu đạm, chất béo trong khi ăn ít chất khoáng, ít chất xơ dẫn đến trẻ có thể bị táo bón.

thuoc-cho-be-2
                                                        Thuốc cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Thức ăn được dự trữ trong tủ lạnh, nấu đi nấu lại nhiều lần, nhiều loại thức ăn chế biến sẵn chứa các chất bảo quản như bánh kẹo ngọt, nước có ga, nước ngot.. dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: táo bón, tiêu chảy, đau bụng,…

Thuốc cho bé bị táo bón nhuận tràng tạo khối giúp bổ sung chất xơ như Inulin, Fructo-oligosaccharides, Galacto-oligosaccharides, Psyllium, Polycarbophil và Methylcellulose,..Thuốc khi đi vào cơ thể sẽ hút nước, trương nở, tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột, giúp cho phân mềm để phân dễ đẩy ra ngoài. 

Vì thuốc hút nhiều nước nên cha mẹ cần nhắc nhở con thường xuyên uống nước. Khi uống đủ nước thì thiết thuốc mới có tác dụng điều trị táo bón. Một số tuýp Glycerin dùng để bơm vào hậu môn trong trường hợp 3 đến 4 ngày trẻ không đi tiêu được.

Các loại thuốc trị táo bón khác cho mẹ tham khảo tùy vào loại táo bón và mức độ tình trạng ở trẻ như: Citrucel, Sorbitol, Duphalac, Forlax,  Loperamid, Berberin, Smecta, men vi sinh chứa Probiotics và Prebiotics,…

Để cải thiện vượt trội các vấn đề tiêu hóa của trẻ như biếng ăn, táo bón, tiêu chảy, nôn trớ cho bé trong ngày Tết các mẹ có thể tham khảo các dòng men vi sinh cho bé sử dụng như: men 10 chủng, men vi sinh Biogaia,…

Thuốc cho bé bị ho sổ mũi 

Siro thảo dược là một trong những loại thuốc cho bé bị ho sổ mũi an toàn nhất cho trẻ em. Bao gồm: 

  • Thuốc ho Prospan
  • Siro ho Ích Nhi 
  • Thuốc ho bổ phế Nam Hà
  • Thuốc ho Bảo Thanh
  • Thuốc ho PH
  • Thuốc ho Astex
thuoc-cho-be
                                                               Bé bị ho, sổ mũi phải làm sao?

Ngoài ra có một số thuốc chuyên biệt như thuốc giãn phế quản dạng bình xịt dành cho bé bị lên cơn hen suyễn. Bố mẹ cần thận trọng với thuốc ho chứa chất dextromethorphan (đặc biệt với trẻ dưới 6 tuổi) vì có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thông thường, khi bé bị ho, sổ mũi sẽ sử dụng thuốc kháng histamin dạng siro hoặc thuốc nước có công dụng để chống dị ứng và làm dịu, giảm ho hiệu quả. Histamin có tác dụng phụ gây buồn ngủ vì vậy mẹ có thể lặp lại liều dùng vào ban đêm.

Các loại thuốc kháng histamin được bác sĩ khuyến cáo không cho trẻ sử dụng dài ngày và không dùng trong các trường hợp bé bị ho có đờm, mắc các bệnh lý hen suyễn, viêm đường hô hấp dưới.

Tham khảo các loại thuốc trị ho cho bé an toàn nhất:

Thuốc dị ứng cho bé 

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải các tình trạng dị ứng, trong đó các vấn đề dị ứng thường gặp như viêm mũi dị ứng, ngứa, nổi mề đay,… Hệ miễn dịch của trẻ và đặc biệt là ở trẻ dưới 6 tuổi kém hơn rất nhiều so với người lớn. Vì vậy, khi điều trị dị ứng cho trẻ em các bậc cha mẹ cần phải hết sức thận trọng.

Hiện tại, thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin) dành cho trẻ bị viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm, dị ứng theo mùa,…được phân thành 2 nhóm chính: 

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng phụ gây buồn ngủ, bao gồm một số thuốc như: Promethazine, Chlorpheniramine, Triprolidine, Hydroxyzine, và Diphenhydramine.
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2 có tác dụng phụ ít gây buồn ngủ hơn và thường được sử dụng rộng rãi hơn, bao gồm: Cetirizine, Desloratadine, Loratadin và Fexofenadine.
  • Thuốc điều trị dị ứng nổi mề đay: Omalizumab, Loratadine, Hydroxyzine,…

Thuốc bôi ngoài da

Kem dưỡng da hoặc kem bôi da tại chỗ giúp chữa trị vết thương do côn trùng cắn và phát ban. Thuốc mỡ giúp làm lành những vùng da, môi bị nứt nẻ. Với những gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần có sẵn kem trị hăm chứa kẽm oxit, petrolatum giúp bảo vệ da khỏi ẩm ướt.

Các loại thuốc bôi cho bé bị côn trùng đốt: Thoa kem hydrocortisone, kem kháng histamin, kem dưỡng da calamine.

Tham khảo một số loại thuốc bôi ngứa cho trẻ: Kem bôi Eucerin, Atopiclair, Loratadine,…

Xem thêm: >>> Có nên sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh sau mỗi lần thay tã?

Thuốc nhỏ mắt, mũi

Bố mẹ cũng nên chuẩn bị một số thuốc nhỏ mũi, thông dụng nhất thường là nước muối sinh lý 0,9% hoặc chuẩn bị thêm loại Otrivin 0,05%, Naphazolin (loại dùng cho trẻ nhỏ). 

Dung dịch nước muối sinh lý vừa dùng để nhỏ mũi, vừa nhỏ mắt được, sử dụng khi trẻ bị đau mắt, chảy nước mũi. Thuốc Otrivin 0,05% sử dụng khi trẻ bị nghẹt mũi.

Tham khảo các dòng nước muối sinh lý cho bé bán chạy tại KidsPlaza:

Bí quyết phòng bệnh cho trẻ trong dịp tết 

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong dịp Tết, ba mẹ cần trang bị cho bản thân một số kiến thức về cách chăm sóc sức khỏe cho bé sau:

  1. Giữ ấm cho trẻ nếu thời tiết lạnh khi ra ngoài trời: Nếu phải cho trẻ ra ngoài khi trời gió rét mẹ đừng quên mặc quần áo ấm, đội mũ, đeo khăn, găng tay và khẩu trang cho bé.
  2. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú đủ và đều để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Hệ thống miễn dịch của trẻ được kích hoạt mạnh mẽ sẽ tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.
  3. Cho trẻ ngủ đủ giấc: Các hoạt động ngày Tết có thể làm bé phải ngủ muộn hay thức khuya hơn thường lệ nhưng mẹ nên cố gắng đảm bảo thời gian ngủ đủ cho bé. 
  4. Giữ vệ sinh cho trẻ: Bố mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi ăn và khi đi chơi bên ngoài về nhà.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã đem lại cho bố mẹ những thông tin hữu ích về việc chuẩn bị thuốc cho bé sẵn trong dịp Tết để đề phòng và đối phó khi cần tới. Để ngày Tết của gia đình thêm an tâm và trọn vẹn, ba mẹ đừng quên tìm hiểu các loại thuốc nên chuẩn bị cho bé trong dịp Tết nhé. 

Đọc thêm:

>>> Qui tắc ứng xử mẹ cần dạy con ngày Tết

>>> TOP 1001+ câu chúc tết hay cho bé dành tặng ông bà, cha mẹ