Bí kíp nấu thức ăn cho bé giữ được dinh dưỡng nhất

0
2497

Nấu đồ ăn dặm cho con như thế nào để vẫn giữ nguyên được các dinh dưỡng là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ để mẹ có thể nấu đồ ăn cho bé mà không lo mất chất.

Quá trình chọn mua

– Thịt nạc bao gồm thịt bò, lợn, gà, chim bồ câu, chim cút… nhiều dinh dưỡng hơn thịt mỡ, thịt gia cầm nguyên da.

Sữa tách kem nhiều dinh dưỡng hơn sữa nguyên kem.

– Rau lá đậm màu (xanh thẫm) hoặc vàng sậm nhiều dinh dưỡng hơn rau có mầu xanh nhạt.

– Chọn mua hoa quả đúng mùa, mùa nào thức nấy để tránh tình trạng hoa quả phun thuốc, chứa chất bảo quản.

cách-nấu-cho-bé-nhiều-dinh-dưỡng

Rau, củ, quả, trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên phải bảo quản chế biến phù hợp (ảnh minh họa)

– Hoa quả chín cây hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hoa quả chín ép, chín dấm.

Quá trình bảo quản

– Thịt, cá, tôm, rau củ quả tươi nhiều dinh dưỡng hơn đồ đóng hộp. Ví dụ nấm, ngô bao tử, đậu sẽ bị giảm một nửa lượng vitamin ban đầu nếu đóng hộp.

– Nếu không có thời gian đi chợ thường xuyên thì có thể trữ thực phẩm đông lạnh đã được sơ chế trong ngăn đá tủ lạnh vì khi ở nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin tuy nhiên đồ đông lạnh thì mùi vị không thể thơm ngon như đồ tươi được.

Trong quá trình nấu

Khi nấu ăn mẹ cần thực hiện nguyên tắc 3G để đảm bảo chất dinh dưỡng cho con:

– Giảm lượng nước

– Giảm thời gian

– Giảm diện tích bề mặt

Giảm nước ở đây là nếu thức ăn của con phải luộc thì mẹ không nên luộc thức ăn của con với nhiều nước, có thể tận dụng được nước sau khi luộc để nấu cho bé.

Hấp là biện pháp tốt nhất để giữ dinh dưỡng, sau đó đến luộc, nướng và cuối cùng là rán.

Khi vo gạo cần vo nhẹ nhàng cho sạch chất bụi bẩn, không vo kỹ làm mất lượng vitamin B1 có khả năng hòa tan trong nước.

Giảm thời gian: Nhiều mẹ sợ con đi ngoài nên ninh nấu thức ăn quá kỹ khiến cho nhiều vitamin bị phá hủy trong quá trình nấu. Càng giảm thời gian ninh nấu càng đỡ bị thất thoát chất dinh dưỡng trong thức ăn của bé.

Mẹo nhỏ: Sau khi nấu bột/cháo với thịt nhừ rồi mới cho rau vào và đun sôi trở lại để rau đỡ mất dinh dưỡng, không đun rau quá lâu và đun ngay từ đầu cùng với thịt.

Khi đun đậy nắp vung nồi lại để tăng nhiệt độ và đỡ thất thoát vitamin.

Giảm diện tích tiếp xúc:

Cắt miếng rau củ lớn để giảm diện tích tiếp xúc bề mặt với không khí sẽ giúp giữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Có thể nghiền rau củ sau khi xay chín với máy xay cầm tay vừa vệ sinh đảm bảo vừa không phải đun sôi lại (lưu ý máy xay cầm tay nên chỉ xay hoặc đồ sống hoặc chỉ đồ chín để vệ sinh an toàn).

Vitamin và Khoáng chất là khác nhau

Các thực phẩm dù là sống hay chín đều có lượng canxi, sắt, kẽm, magie, phốt pho, I ốt …và không bị tác động bởi nhiệt, nhưng các vitamin thì rất nhạy cảm với nhiệt.

Các vitamin A,E,D có thể hòa tan trong dầu ăn nên khi nấu mẹ không nên cho dầu ăn vào bột hoặc cháo mà chỉ cho vào khi đã tắt bếp.

Vitamin C, B dễ bị hòa tan trong nước nên khi nấu mẹ lưu ý cho ít nước vào luộc Ví dụ nếu mẹ luộc 1 cái bắp cải bới 4 bát nước, mẹ sẽ mất đến 90% vitamin C cho bé. Thay đổi tỷ lệ thạnh 1 bắp cải, 1 bát nước, mẹ sẽ giữ được hơn 50% lượng vitamin C. Hoặc nếu cho bé ăn cháo/bột mẹ nên băm nhỏ rồi cho vào sau cùng.

Với gạo nấu cháo cho bé, không nên vo gạo hoặc nếu có, chỉ vo sơ qua. Thiamin (vitamin B1) sẽ mất đi 25% nếu mẹ vo gạo trước khi nấu cháo.