Góc lý giải: Có nên giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh không?

0
2552

Giáo dục cho trẻ luôn là vấn đề gây tranh cãi và được các bậc phụ huynh quan tâm từ xưa đến nay. Vậy có nên giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh không? Nên dùng phương pháp giáo dục sớm nào phù hợp? Bài viết này KidsPlaza sẽ lý giải những vấn đề trên. Cùng theo dõi bố mẹ nhé!

Có nên giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh?

co-nen-giao-duc-som-cho-tre-so-sinh-1
                                                        Có nên giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh?

Trước đây, các ba mẹ thường lo ngại vấn đề giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ “mất đi tuổi thơ”, “già trước tuổi”… Bởi khi nghĩ đến vấn đề “giáo dục”, mọi người thường liên tưởng đến việc dạy bổ sung kiến thức liên quan đến học vấn. Do đó, ba mẹ ngần ngại và lo lắng trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ. Thực chất, giáo dục cho trẻ không chỉ giáo dục về học thức mà còn giáo dục cho trẻ về: nhận thức, tình cảm, kỹ năng, học thức,… 

Theo nghiên cứu, giai đoạn vàng để trẻ phát triển toàn diện từ thể chất, trí tuệ, tinh thần, cảm xúc tốt nhất là từ 0 tháng đến 6 tuổi. Do đó, nếu cha mẹ đầu tư, giáo dục sớm cho con ở giai đoạn này thì trẻ sẽ có cơ hội phát triển vượt trội trong tương lai. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ cũng như cho con thời gian và sự kiên nhẫn để con phát triển trí tuệ, tinh thần. 

Nếu mẹ băn khoăn không biết: Có nên giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh không? thì câu trả lời là “nên” mẹ nhé. Vì tương lai của con, cha mẹ nên kiên trì áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi giai đoạn, giúp trẻ có bước phát triển tốt nhất.

Những  lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

co-nen_giao-duc-som-cho-tre-so-sinh-2
                                                     Các lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ

Giáo dục từ sớm giúp trẻ mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ và tạo tiền đề tốt cho tương lai của con. Cùng xem những lợi ích mà giáo dục sớm có thể mang đến cho trẻ nhé.

Con biết cách hợp tác từ sớm

Giáo dục từ sơ sinh sẽ tạo cho con một thói quen chú ý đến cha mẹ, từ đó hợp tác với phương pháp giáo dục đã đặt ra. Khi trẻ hình thành thói quen hợp tác, về sau quá trình dạy dỗ, tiếp thu của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hình thành tính kiên nhẫn cho con

Có thể nói, giáo dục cho trẻ từ sơ sinh không chỉ hình thành tính kiên nhẫn của người lớn mà trẻ cũng sẽ học hỏi và tiếp thu đức tính này. Sở dĩ tính kiên nhẫn sẽ hình thành trong giáo dục từ nhỏ là nhờ tính kiên trì của bố mẹ rèn luyện cho con.

Giúp trẻ ngủ ngon

Việc giáo dục giúp trẻ nhận thức tư duy, nhận thức ngày – đêm từ sớm qua đó hình thành thói quen hoạt động vào ban ngày, ngủ vào ban đêm. Điều giày giúp trẻ ngủ đúng cữ, ngủ đủ giấc, ngủ ngon và không bị giật mình trong quá trình ngủ.

co-nen_giao-duc-som-cho-tre-so-sinh-3
                                            Con ngủ ngon nhờ phương pháp giáo dục sớm

Xem thêm: >>> Nuôi con bằng phương pháp ngủ EASY – bé khỏe, mẹ nhàn tênh

Giúp cảm xúc, trí tuệ trẻ phát triển

Giáo dục sớm cho trẻ cũng giúp kích thích cảm xúc, trí tuệ của trẻ phát triển. Giai đoạn đầu đời trẻ sẽ tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh. Giai dục cho trẻ từ sớm sẽ tạo nên sự hứng thú cho con, ngoài ra còn giúp trẻ có nhận thức đúng về mọi sự vật, hiện tượng bên ngoài, từ đó nâng cao trí tuệ, cảm xúc của trẻ. 

Gắn kết tình cảm

Như đã nói, để giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ sẽ là người kề cận, chỉ bảo con. Trong giai đoạn này, để quá trình giáo dục đạt được thành tựu, cha mẹ phải thật sự kiên trì, nhẫn nại và yêu thương trẻ. Từ những bài học diễn ra trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp kết nối tình cảm yêu thương của gia đình. Ngoài ra, khi ba mẹ trò chuyện nhiều khi con còn trong bào thai sẽ giúp trẻ nhận diện được giọng nói, nghe lời và ngoan ngoãn hơn.

Tạo tiền đề tốt cho con

Quá trình giáo dục con trẻ thường có mục đích giúp con đón nhận cuộc sống một cách tích cực và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc giáo dục sớm sẽ giúp con tự tin hơn và có bước phát triển tốt nhất trong tương lai.

Giúp cha mẹ có thêm kiến thức nuôi dạy con

Để có thể giáo dục cho trẻ, cha mẹ phải tìm hiểu và lựa chọn phương pháp giáo dục tốt, phù hợp với con. Thông qua phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu, ba mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức khoa học áp dụng vào quá trình nuôi dạy trẻ.

Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ hãy tham khảo ngay TOP các loại sữa bột cho trẻ dưới đây:

Một số phương pháp giáo dục sớm trẻ sơ sinh

co-nen-giao-duc-som-cho-tre-so-sinh-4
                                  Lựa chọn phương pháp giáo dục sớm phù hợp với tưng giai đoạn

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp giúp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng đến 6 tuổi. Một số phương pháp được gia đình Việt sử dụng nhiều hiện nay gồm:

Phương pháp Shichida

Đây là phương pháp có nguồn gốc từ Nhật Bản, có thể dùng cho trẻ từ 1 tháng tuổi. Áp dụng phương pháp shichida trẻ sẽ được phát triển đều cả 5 giác quan, giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn và sẽ hình thành nên một nhân cách tốt.

Phương pháp Montessori

Đây là phương pháp giáo dục du nhập từ Italy. Với phương pháp giáo dục sớm Montessori, bé sẽ phát triển được các tính độc lập, khả năng sáng tạo và có lập trường ổn định, vững vàng. Có thể áp dụng giao dục theo phương pháp Montessori cho trẻ từ sớm, nhưng giai đoạn trẻ tiếp thu tốt nhất là từ 2 tuổi.

Tham khảo top các sản phẩm đồ chơi thông minh phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo ở trẻ bán chạy tại KidsPlaza:

Phương pháp Glenn Doman

Đây là phương pháp giáo dục cho bé từ sớm giúp con có trí nhớ tốt, tư duy nhanh. Khi áp dụng phương pháp này thành công, trí tuệ trẻ sẽ phát triển ưu việt, khả năng nắm bắt, phân tích nhanh nhạy.

Trên đây là nội dung giúp giải đáp thắc mắc: Có nên giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh? Ngày nay, giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết nhằm cho con có được tương lai tươi sáng, rộng mở. Chính vì vậy, ngay từ khi con còn trong bào thai, cha mẹ hãy tìm hiểu để lựa chọn phương pháp giáo dục trẻ từ sớm phù hợp, tránh bỏ qua giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con.

Tin liên quan:

>>> Vì sao nên áp dụng phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non cho trẻ?

>>> So sánh phương pháp Montessori và STEAM về mục tiêu và nguyên tắc giảng dạy?