Bệnh sài ở trẻ sơ sinh có mấy loại? Mẹo trị sài cho trẻ sơ sinh hiệu quả?

0
11658

Theo dân gian, bệnh sài là chứng bệnh thường gặp do trẻ bị nhiễm tà khí từ đám ma, đám bốc mộ hay do bị người nặng vía đem đến. Trẻ mắc sài thường gặp nhiều ảnh hưởng xấu về sức khỏe. Vậy bệnh sài ở trẻ sơ sinh có mấy loại? Mẹo trị sài cho trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả? Cùng KidsPlaza tìm hiểu nhé!

Bệnh sài ở trẻ sơ sinh có mấy loại? 

Sài là tên gọi để chỉ bệnh lý mà dân gian thường hay áp dụng đối với trẻ có những biểu hiện sức khỏe bất thường. 

Còn trong y học, các chuyên gia lý giải bệnh sài thường do nhiều nguyên nhân như hệ thống miễn dịch và đề kháng của trẻ kém dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, trẻ mới từ trong bụng mẹ ra chưa thích nghi với môi trường, trẻ sinh mổ thường gặp những vấn đề hệ hô hấp hơn so với trẻ sinh thường,…. 

benh-sai-o-tre-so-sinh-1
                           Bệnh sài gây ra những triệu chứng bất thường cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh sài ở trẻ sơ sinh thường được chia làm 6 loại bao gồm: 

  • Sài Mối: Trẻ mắc sài mối thường có biểu hiện lưỡi hay thò ra, thụt vào kèm theo sốt, chảy dãi, miệng lở loét. Nguyên nhân gây bệnh do trẻ bị nóng trong, viêm đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp,…. 
  • Sài Mòn: Trẻ có biểu hiện gầy còm, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu khó chống lại các vi khuẩn, virus tấn công. 
  • Sài Chéo: Trẻ có dấu hiệu co quắp bàn chân, bắt chéo chân kèm theo chân tay mềm yếu. Nguyên nhân do trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển. 
  • Sài Đẹn: Trẻ quấy khóc bất thường kèm theo sốt, chậm lớn, sút cân,…. Đây có thể là ảnh hưởng từ các bệnh tiêu hóa như nhiễm khuẩn, tiêu chảy, kiết lỵ, táo bón… 
  • Sài Giật: Trẻ có biểu hiện co giật kèm theo sốt cao,…. Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý viêm phổi, viêm màng não,…. Nếu trẻ mắc sài giật, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và khám chữa kịp thời. 
  • Sài Hen: giống như tên gọi, sài hen để chỉ các triệu chứng bệnh hen phế quản, hô hấp ở trẻ. Khi mắc trẻ thường khó thở, ho nhiều, sốt cao,…. 
benh-sai-o-tre-so-sinh-3
                     Co quắp chân hay bắt chéo chân là những dấu hiệu cảnh báo bệnh sài ở trẻ sơ sinh

Tham khảo cách trị sài ở trẻ sơ sinh hiệu quả 

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho cha mẹ cách trị sài ở trẻ sơ sinh hiệu quả theo cả 2 phương pháp dân gian và y học hiện đại. 

Trị sài ở trẻ sơ sinh theo mẹo dân gian 

Trong dân gian có rất  nhiều mẹo trị sài như ăn trầu, bôi nước trầu cho trẻ, đeo bùa chống tà ma, đốt đống lửa ở đầu ngõ,…

Bên cạnh đó, từ giai đoạn mang thai các mẹ thường được khuyên không nên đi đám ma, hạn chế tiếp xúc với những người có tang hoặc mới đi đám về. Trẻ sơ sinh cũng nên kiêng giống mẹ. Điều này sẽ giúp mẹ và bé tránh nhiễm hơi lạnh, bé cũng ít có nguy cơ bị sài bất kỳ lúc nào. 

Nếu trường hợp trẻ bị sài, mẹ hãy dùng một mũi kim nhọn, tiệt trùng sạch sẽ và khêu đúng vào phần đầu đường sài trên cả 2 ngón tay trỏ của trẻ. Mẹ dùng tay nặn máu độc để cơ thể bé thoát khỏi độc tố, tà khí xấu.  

Nếu mẹ khâu chuẩn và nặn hết máu độc, bé sẽ khỏe mạnh lại nhanh chóng và ăn uống lại bình thường. Còn nếu trường hợp bé chưa lành bệnh, mẹ dùng kim khêu lên tay bé mũi tiếp theo để nặn hết độc khí.

benh-sai-o-tre-so-sinh-02
Cha mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian hoặc cách phòng tránh y học hiện đại để đảm bảo bé không bị mắc sài

Trị sài cho bé theo y học hiện đại 

Mẹo phòng bệnh sài ở từng trường hợp sẽ có đặc thù riêng nhưng chung quy lại, cha mẹ có thể giữ cho trẻ khỏi nhiễm sài theo những cách sau: 

  • Cho trẻ bú mẹ ngay những giờ đầu sau sinh và tiếp tục bú đến 24 tháng tuổi. Trong sữa mẹ có chứa kháng thể IgG, lợi khuẩn cao giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ, phòng các bệnh lý nhiễm khuẩn, đường hô hấp, hệ tiêu hóa,…. 
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm của Bộ Y tế. Tiêm vắc xin là giải pháp giúp trẻ giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Đồng thời, phòng ngừa một số bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ.
  • Cha mẹ đảm bảo cho trẻ có không gian sống sạch sẽ trong lành, tránh xa ô nhiễm khói bụi, nhất là khói thuốc lá, thuốc lào, khói than tổ ong,… 
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, xử lý sạch nguồn nước và hệ thống rác, nước thải, tránh trẻ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn, virus. 
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, tăng cường cho trẻ vận động ngoài trời hấp thu vitamin D tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Nếu trẻ mắc bệnh sài thì cha mẹ cũng không cần kiêng gió, kiêng nước quá mức và nhất là không đắp lá cây vì có thể gây nhiễm trùng da. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa học, đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày. 

Trên đây là bài viết giải đáp những câu hỏi “Bệnh sài ở trẻ sơ sinh có mấy loại? Mẹo trị bệnh sài ở trẻ hiệu quả?” Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ để từ đó trẻ nâng cao sức đề kháng, hạn chế bệnh tật hay ốm vặt. 

Đọc thêm:

>>> Trẻ sơ sinh bị phải vía biểu hiện như thế nào?

>>> 5 bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè mẹ cần biết để bảo vệ bé